Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 26 KNTT
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 26 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 26
1. Ôn tập về từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
2. Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt
- Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán Việt và từ thuần Việt đồng nghĩa, từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang
+ Biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng
+ Làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc
VD: Nói Hội phụ nữ (không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc (không nói hội trẻ em cứu nước)…
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
3. Bài tập minh họa
Bài tập: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của chúng.
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung ôn tập từ Hán Việt
- Tham khảo các nghĩa của từ Hán Việt trong từ điển (chính thống).
Lời giải chi tiết:
Trong hai câu thơ trên, có các từ Hán Việt là:
- Thái bình
- Trí lực
- Giang san
Nghĩa của các từ Hán Việt trên:
- Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.
- Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ
- Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc
Tác dụng của chúng: Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực, nhấn mạnh nội dung chính của hai câu thơ là khẳng định sự tự do của đất nước và cho dù có giặc tới xâm lược thì nhân dân ta vẫn một lòng sẵn sàng chiến đấu để giữ hòa bình cho nước nhà.
------------------------------
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 26 KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thức và Toán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.