Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót KNTT

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả Rô-bớt Phờ-rót

- Rô-bớt Phờ-rót (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.

- Cho đến nay, ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu-lít-dơ - giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,...

1.2. Tác phẩm Con đường không chọn

Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông - nhà thơ Ét-uốt Thô-mát-xơ (1878 – 1917).

- Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mát-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lối nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.

- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mớt-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.

Xuất xứ

- Văn bản được học là của Phan Huy Dũng dịch, trên tạp chí sông Lam, số 11, tháng 3/2021.

Ý nghĩa nhan đề Con đường không chọn

Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Hình ảnh con đường và lối rẽ

- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau

- Nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn

- Những ẩn dụ “con đường” và “lối rẽ” gợi đến những khó khăn khi phải lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì

- “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra

--> Đặt con người vào tình huống phải lựa chọn phương hướng để quyết định tương lai của bản thân

2.2. Nhân vật trữ tình

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ được đặt trong hoàn cảnh cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ

- Nhân vật đang trên hành trình lữ hành, khám phá những điều mới mẻ vậy nên khi anh không thể lựa chọn cả hai lối rẽ thì anh cũng không thể không chọn bất cứ lối rẽ nào

- Nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển

- Anh cần phải đưa ra lựa chọn một lối đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình và đây là một sự lựa chọn khó khăn

- Cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình

-->Sự phân vân, lựa chọn là một vấn đề đầy sự khó khăn.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

Văn bản Con đường không chọn của tác giả Rô-bớt Phờ-rót thông qua việc lựa chọn con đường để đi của nhân vật trữ tình, tác giả thể hiện quan điểm khi đã chọn một con đường nào đó thì việc quay trở lại và chọn lại một con đường khác là một điều khó khăn vì "đường lại đưa đường". Qua đó gửi gắm cho người đọc thông điệp về việc khi đã đưa ra lựa chọn và đã chọn rồi thì phải chấp nhận cả tốt, xấu của lựa chọn đó.

3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng cao

- Xây dựng hình ảnh nhân vật trữ tình độc đáo

- Kết hợp yếu tố tự sự vào bài thơ nhuần nhuyễn

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức, em viết đoạn văn ngắn khoảng 7 - 10 dòng trình bày suy nghĩ về con đường mà mình lựa chọn.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Tham khảo tài liệu sách báo, internet

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Có rất nhiều “ngả đường đi đến tương lai”, nhưng không phải ngả nào cũng là “con đường đúng”. “Con đường đúng” không hẳn là con đường dễ dàng, trải đầy hoa hồng. Con đường ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão. Vì sao chỉ có “chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình”? Bởi lẽ bạn chính là người phải đi trên con đường mình đã chọn. Bạn sống, lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Chỉ bạn là người hiểu bạn hơn ai hết, bạn biết mình có gì, mình muốn gì. Chỉ bạn là người hiểu rõ ước mơ của cuộc đời mình. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Và cũng chỉ có bạn là người rõ nhất về hoàn cảnh gia đình mình, địa phương mình, quê hương đất nước mình.

5. Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Con đường không chọn

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/04/23
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 07/04/23
      • Khang Anh
        Khang Anh

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 07/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

        Xem thêm