Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 112 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 112 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Trích dẫn trong văn bản

- Trích dẫn trong văn bản thường có hai loại:

+ Trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

+ Trích dẫn trực tiếp là đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,... của bản gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này phải được đặt trong ngoặc kép.

- Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc. Phần trích dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép.

- Khi tạo lập văn bản, cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ.

- Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên văn bản gốc, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.

2. Phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Phần bị tỉnh lược là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

- Phần bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng dấu ngoặc vuông và dấu ba chấm [..].

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới, em hãy tìm ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung phần trích dẫn trong văn bản và phần bị tỉnh lược.

- Đọc lại văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

- Chú ý các dấu hiệu về trích dẫn và tỉnh lược

Lời giải chi tiết:

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:

(*) Nhan đề do người biên soạn sách giáo khoa đặt

(1) Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế, vua trên trời. Những danh xưng này được đặt ra và cố định hóa ở thời trung đại, trong quá trình thần trụ Trời được tôn giáo hóa.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Thực hành tiếng Việt trang 112 KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Đánh giá bài viết
1 53
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 03/04/23
    • Điện hạ
      Điện hạ

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 03/04/23
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 03/04/23

        Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

        Xem thêm