Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản Ngữ văn 10 sách KNTT

Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức là tài liệu được VnDoc biên soạn giúp các em học sinh lớp 10 có thể hiểu thêm về văn bản này, có bài soạn mẫu tham khảo văn 10 cũng như phần đáp án, giải thích chi tiết, đầy đủ cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại

Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Hướng dẫn trả lời

Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến sự nhỏ bé, chậm rì, chậm rì của nó.

Câu 1 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Hướng dẫn trả lời

Hình ảnh trung tâm ở bài thơ 1 là con quạ.

Hình ảnh trung tâm ở bài thơ 2 là hoa triêu nhan.

Hình ảnh trung tâm ở bài thơ 3 là con ốc nhỏ.

Đặc điểm chung của các hình ảnh này là chúng vô cùng nhỏ bé, bình dị, quen thuộc và gần gũi với cuộc sống con người.

Câu 2 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Hướng dẫn trả lời

Hình ảnh trung tâm trong bài thơ: cành khô, cánh quạ đậu, chiều thu.

Ba hình ảnh này có mối tương quan với nhau và mở ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thiên nhiên chiều thu đẹp đẽ, bình yên với hình ảnh những chú quạ đậu trên cành cây khô.

Câu 3 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Hướng dẫn trả lời

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng.

Phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên” vì nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp hiện hữu của dàn hoa triêu nhan này, không muốn động đến chúng để sự sống và cái đẹp được hiện hữu lâu hơn trong cuộc sống của mình.

Câu 4 trang 46 Ngữ văn 10 tập 1 sách KNTT

Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Hướng dẫn trả lời

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Fu-ji hùng vĩ, mối quan hệ tương quan đối lập này lại càng làm nổi bật hình ảnh con ốc nhỏ với sự dũng cảm, kiên trì, nỗ lực chinh phục những điều lớn lao dù cho mình rất nhỏ bé.

------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản Ngữ văn 10 sách KNTT. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Đề thi giữa kì 1 lớp 10, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1

    Xem thêm