Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác ra sân trường bừa bãi

Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi

Văn mẫu 10: Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác ra sân trường bừa bãi là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay được Thư viện văn mẫu 10 VnDoc sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo bổ ích để hoàn thành bài tập làm văn.

1. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 1

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi trường học. Để trở thành những công dân tốt, mỗi học sinh cần có ý thức kỉ luật tốt ngay từ những việc nhỏ nhất. Việc ăn quà vặt dẫn đến xả rác bừa bãi là hành vi xấu, đi ngược lại với nếp sống văn minh mà học sinh cần có.

Ăn quà vặt không phải là hiện tượng cá biệt mà xảy ra ở hầu khắp các trường học. Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn học sinh túm năm tụm ba ở các hàng quán trước cổng trường để mua các loại quà bánh, nước uống. Học sinh ăn vặt vào sáng sớm khi tới lớp, trong giờ ra chơi và thậm chí ngay trong các tiết học. Sau khi ăn, nhiều học sinh ý thức kém đã xả rác ngay tại chỗ ngồi, trên sân trường hay trong hộc bàn, hành lang, góc lớp,… Kết thúc mỗi ngày học, các bác lao công thường quét dọn được rất nhiều giấy rác. Những thùng rác của nhà trường thì luôn chật cứng chai, lọ, vỏ hộp xôi, giấy gói bánh kẹo.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về phía chủ quan, bản thân học sinh là lứa tuổi còn ham chơi, dễ bị thu hút bởi những món quà vặt. Bên cạnh đó, nhiều học sinh ý thức kém, có tâm lí ích kỉ, không nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh. Về phía khách quan, do cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên nhiều gia đình không có thời gian nấu ăn vào buổi sáng. Các bậc phụ huynh thường cho con cái tiền tiêu vặt để các em tự đến trường ăn sáng. Một mặt, điều này khá tiện lợi nhưng mặt khác cũng vô tình gây ra các hệ quả xấu.

Hậu quả của việc ăn quà vặt rồi dẫn đến xả rác bừa bãi vô cùng nghiêm trọng. Những món quà vặt nhỏ bé tưởng như vô hại nhưng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường. Tâm lí “Sạch nhà mình, bẩn ngoài đường” khiến Trái Đất ngập trong rác thải. Không chỉ vậy, bản thân học sinh ăn quà vặt nhiều sẽ trở thành thói quen xấu. Ngoài ra, sức khỏe của các em cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các món quà vặt không rõ nguồn gốc.

Để giải quyết tình trạng này, mỗi cá nhân người học sinh cần có ý thức tự giác, hạn chế ăn quà vặt và bỏ rác đúng nơi quy định.Gia đình cần giáo dục các em thói quen thu gom rác, hạn chế xả rác ra môi trường; dạy các em về những tác hại của rác thải và các biện pháp để bảo vệ môi trường. Nhà trường và xã hội có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ biết bảo vệ môi trường sống.

“Một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Cá nhân có ý thức tốt sẽ lan tỏa đến cộng đồng. Cùng chung tay loại bỏ vấn nạn ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

2. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 2

Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.

Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên không cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: Tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên không cần áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiền tôn nghiêm. Do nhiều người không ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cần kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trường, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trường học, tuyên truyền về tác hại của việc vứt rác bừa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trường để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.\

Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.

3. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 3

Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.

Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.

Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.

Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiễm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.

Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cẩn một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác

4. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 4

Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh… Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.

Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.

Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế… Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”

Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.

Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!

Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.

Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức.

Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?

Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.

Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…

Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sạch sẽ với những greenager chính hiệu?

Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

5. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 5

Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.

Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên ko cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: Tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên ko cần áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiền tôn nghiêm. Do nhiều người không ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cần kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trường, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trường học, tuyên truyền về tác hại vủa việc vứt rác bừa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trường để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.

6. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 6

Xoay quanh môi trường giáo dục là hàng loạt những vấn đề đáng lưu tâm. Tốt có xấu có, mỗi một khía cạnh lại có hai mặt được đặt ra để bàn luận. Mà đặc biệt với giáo dục, bên cạnh chữ viết, kiến thức, thành tích thì ý thức của học sinh cũng là một mảng không kém phần quan trọng. Ấy vậy mà còn rất nhiều bạn có thể học tốt nhưng ý thức lại còn nhiều khiếm khuyết. Nổi cộm lên là hiện tượng xả rác bừa bãi ra sân trường.

Từ một khía cạnh khách quan nhất, có thể thấy vứt rác không chỉ có ở một vài học sinh mà là một nhóm gồm nhiều bạn và cũng không phải chỉ xuất hiện ở một số trường học mà gần như ở ngôi trường nào thì ta vẫn có thể bắt gặp, không nhiều thì ít.

Thật đáng chê trách với một số bạn sáng ngủ dậy muộn nên không kịp ăn sáng, mau mau chóng chóng phi xe đến trường và khi tiện đường đi qua quán bán đồ ăn sáng thì mua nhanh lấy cái bánh mì hay hộp xôi. Đến lớp có bạn nhanh chóng ăn luôn còn có một số bạn lại thập thò trong ngăn bàn ăn trong giờ học. Ăn xong thì lười nhác không chịu mang xuống thùng rác lại xả ngay ra lớp học. Hay còn là vài ba mẩu giấy nháp lén lút ném sang chỗ bạn khác. Hết giờ thi thì xé đề, giấy nháp ném bừa bãi ra phòng thi….

Rác cứ thế mà đầy rẫy trong lớp, ngoài sân. Thử hỏi xem cảnh quan trường học sẽ trở nên như thế nào? Mất đi mĩ quan trường lớp, ảnh hưởng đến danh tiếng của trường… Thầy cô vào lớp mất cảm hứng giảng bài, đôi khi lại phải tốn thời gian nhắc nhở ý thức của các bạn, tốn thời gian bắt các bạn phải thu dọn. Và trên hết, một lần vứt rác, lần sau lại thế lâu dần sẽ biến nó thành thói quen xấu, suy giảm ý thức của mỗi bạn học sinh, ảnh hưởng đến nhận thức của toàn trường.

Vậy nguyên nhân là do đâu? Đầu tiên nó xuất phát từ sự lười biếng và vô trách nhiệm của mỗi người. Con bệnh lười biếng làm chùn bước chân tiến đến thùng rác để bỏ rác, thêm vào đó là việc không ý thức được tác hại của việc xả rác mà thậm chí là biết nhưng vẫn cố tình làm. Có khi là do thấy bạn khác làm vậy mà không bị sao nên cũng làm theo. Bên cạnh đó còn do nhà trường quản lí chưa nghiêm ngặt.

Để giảm thiểu mà thậm chí là xóa sạch những hành vi xả rác bừa bãi chính bản thân học sinh cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Sau đó là các hoạt động giáo dục, tuyên truyền ý thức cho các thành viên khác trong trường. Ban giám hiệu nhà trường cần có những biện pháp xử lí thỏa đáng cho các trường hợp vi phạm nội quy nhà trường mà đặc biệt là những hành vi liên quan đến ý thức của mỗi người học sinh như xả rác trong trường học. Chỉ khi có ý thức từ trong trường thì ra ngoài xã hội mình mới có thể nghiêm túc và đứng đắn hơn trong hành động.

Bên cạnh những học sinh có ý thức chưa tốt với những hành động sai lệch như vậy thì cũng còn rất nhiều bạn gương mẫu trong nội quy của nhà trường, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn cảnh quan trường lớp. Đó là những tấm gương tiêu biểu cần được tuyên dương và noi theo.

Như vậy, xả rác trong trường học là một vấn đề đáng chú ý. Là một học sinh, nhận thức được điều này em tự hứa sẽ nói không với xả rác bừa bãi, tuyên truyền vận động bạn bè cùng nâng cao ý thức để bảo vệ một môi trường học tập xanh, sạch, đẹp.

7. Nghị luận về Hiện tượng học sinh ăn quà bánh, xả rác bừa bãi - Mẫu 7

Cuộc sống được làm nên từ những điều nhỏ bé nhất, và cũng bị hủy hoại bởi những hành động tưởng chừng là nhỏ nhất, trong đó có hành động xả rác nơi công động mà đáng nói đến là xả rác trong trường học. Hiện tượng xả rác trong trường học là hành động cụ thể khi những người đến trường học ngang nhiên xả rác bừa bãi, không vứt rác đúng nơi quy định. Trường học là môi trường công cộng, là nơi đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Chính vì vậy, một hành động nhỏ như hành động xả rác trong trường học cũng là vấn đề đáng lo ngại về ý thức bảo vệ môi trường, ý thức xây dựng đất nước của con người. Có thể thấy, không chỉ học sinh có thói quen xấu này mà chính thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi trong trường học. Chưa hết, ở cả ngoài cổng trường, vỉa hè thuộc về khuôn viên trường học cũng xảy ra tình trạng xả rác bữa bãi bởi học sinh, người dân tại các hàng quán,… Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Tôi cho rằng nguyên nhân đến hầu hết từ ý thức của con người, từ sự vô trách nhiệm, tùy tiện trong vấn đề bảo vệ môi trường chung của cộng đồng, của xã hội. Chính vì vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng xả rác trong trường học là ta phải hiểu rõ được hậu quả của hành động tiêu cực này đến môi trường và hình ảnh, mĩ quan trường học, từ đó tự rèn luyện ý thức của chính bản thân mình, tuyên truyền người dân không xả rác bữa bãi.

Đánh giá bài viết
17 14.899
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm