Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép

Bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn và câu ghép là các dạng bài tập về cách xác định câu đơn, câu ghép, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Bài tập câu đơn câu ghép này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Câu đơn, câu ghép lớp 5

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành câu đơn và câu ghép.

1. Câu đơn

  • Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN).

2. Câu ghép

- Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

- Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:

  • Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối.
  • Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

3. Tìm hiểu thêm về câu đơn

- Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.

  • Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.
  • Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).

- Ví dụ:

  • Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?
  • Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)

- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ:

  • Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi)
  • Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ)
  • Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian)
  • Mưa. (xác định cảnh tượng)
  • Hà Nội. (xác định nơi chốn)
  • Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng)

- Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ:

  • Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt)
  • Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN)
  • Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt)
  • (Hôm nay trời thế nào?) - Mưa. (Câu rút gọn)

(Chú ý: Dạng câu rút gọn và câu đặc biệt không đưa vào chương trình tiểu học)

Các dạng bài tập về câu ghép

Có các dạng bài tập về câu ghép sau:

  • Dạng 1: Phân biệt câu đơn câu ghép, xác định chủ ngữ vị ngữ. Với dạng bài tập như thế này cần bổ sung lại cho các em về định nghĩa như thế nào là câu đơn, câu ghép. Dấu hiệu của chủ ngữ vị ngữ. Định nghĩa chủ ngữ vị ngữ, chức năng của chủ ngữ vị ngữ trong câu.
  • Dạng 2: Phân loại các câu đã cho thành câu đơn, câu ghép.
  • Dạng 3: Tách câu ghép thành câu đơn.
  • Dạng 4: Điền câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép.
  • Dạng 5: Xác định cách nối vế trong câu ghép.

Bài tập phân biệt câu đơn câu ghép

Bài 1. Cho đoạn văn sau:

(1) Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại. (2) Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám. (3) Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.

(Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)

a. Em hãy tìm và chỉ ra những câu đơn và câu ghép có trong đoạn văn trên.

b. Em hãy phân tích cấu tạo câu các câu ghép mà mình tìm được.

Bài 2. Em hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu ghép, dấu X vào ô trống đứng trước câu đơn dưới đây:

Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc.

Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi.

Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời.

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.

Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn.

Bài 3. Em hãy tách các vế câu ghép đã tìm được ở bài 3 bằng dấu gạch chéo. Sau đó, hãy cho biết các vế câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào?

Bài 4. Điền vào chỗ trống để tạo nên câu ghép hoàn chỉnh:

a. Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và ………………………………

b. Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên ………………………………

c. Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì ………………………………

d. Vì trường em đã thi học kì xong nên ………………………………

Bài 5. Em hãy biến đổi những câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu

a. Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau.

b. Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.

c. Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày.

Bài 6. Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn có trong các câu dưới đây.

a. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.

b. Vì trời mưa to nên chúng em không phải học thể dục.

c. Nếu cô giáo yêu cầu học thuộc bài thơ thì em sẽ làm theo lời cô dặn.

d. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.

Bài 7. Cho đoạn văn sau:

(1) Một hôm Thuyên, Đồng rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. (2) Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. (3) Cùng ăn trong quán ấy có ba người nhà quê trẻ tuổi đùa bỡn với nhau luôn miệng. (4) Nụ cười từ môi này lan qua môi khác, bầu không khí trong quán không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường.

(Tình quê hương - Thanh Tịnh)

a. Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn, câu ghép có trong đoạn văn trên.

b. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu đơn mà mình vừa tìm được.

c. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu ghép mà mình vừa tìm được. Và cho biết, các vế của câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào.

Bài 8. Em hãy đặt các câu ghép, trong đó:

a. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.

b. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”.

c. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “vì… nên…”.

Bài 9. Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Bài 10. Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Bài 11. Có thể tách các vế trong câu ghép tìm được ở BT2 thành các câu đơn được không, vì sao?

Bài 12. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a) Nó nói và ...

b) Nó nói rồi...

c) Nó nói còn...

d) Nó nói nhưng ...

Bài 13. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau :

a) Lan học bài, còn ...

b) Nếu trời mưa to thì....

c) ........, còn bố em là bộ đội.

d) ........nhưng Lan vẫn đến lớp.

Bài 14. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép:

a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.

b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.

c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.

d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.

Bài 15. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng:

1) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

2) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

3) Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

4) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

5) Một làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

6) Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

7) Cờ bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.

8) Ve kêu rộn rã.

9) Tiếng ve kêu rộn rã.

10) Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.

11) Một mảnh lá gãy /cũng dậy mùi thơm.

12) Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.

13) Quả hồi /phơi mình, xoè trên mặt lá đầu cành.

14) Quả hồi như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

15) Quả hồi như những cánh hoa, nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

16) Làng quê tôi đã khuất hẳn (nhưng) tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

17) (Khi) ngày chưa tắt hẳn, trăng /đã lên rồi.

18) Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

19) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

20) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

21) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

Bài 16. Xác định TN, CN, VN của những câu văn sau:

a) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

b) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Bài 17. Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong đoạn văn sau:

a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

Bài 18. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu ... thì ...
....................................................................................................

2. Mặc dù ... nhưng ...
....................................................................................................

3. Vì ... nên ...
...................................................................................................

4. Hễ ... thì ...
...................................................................................................

5. Không những ... mà ...
...................................................................................................

6. Nhờ ... mà ...
....................................................................................................

7. Tuy ... nhưng ...
....................................................................................................

Đáp án bài tập câu đơn câu ghép

Bài 1.

a.

Câu đơn: (1)

Câu ghép: (2), (3)

b.

(1) Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm // thì đi tìm khe dứa dại.

(2) Trong mùa đông //, chỉ có những bụi dứa dại/ xanh nguyên //, mỗi chiếc lá dứa/ vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám.

(3) Kẽ lá dứa/ sâu hoắm //, ta/ có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.

Bài 2.

Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc.

Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi.

Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời.

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.

Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn.

Bài 3.

- Những chú én nhỏ bé/ bay liệng trên trời cao //, chúng/ báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi à Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.

- Một mùa xuân nữa/ lại về trên quê hương // từ khi những chú én/ lại chao liệng trên nền trời à Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “từ khi”.

Bài 4.

Gợi ý:

a. Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và các bạn học sinh bắt đầu bước vào kì thi học kì.

b. Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên mấy chú chim nhỏ đã trốn hết về tổ để tránh mưa.

c. Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì chúng em sẽ đi picnic ở công viên.

d. Vì trường em đã thi học kì xong nên các tiết học trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Bài 5.

Gợi ý:

a. Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau.

→ Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để lát nữa mẹ sẽ trồng rau lên đấy.

b. Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.

→ Bố em là bác sĩ, ông đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.

c. Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày.

→à Trường học là nơi em yêu quý và đó cũng là nơi em mong được đến mỗi ngày.

Bài 6.

Câu đơn là câu a, d.

Bài 7.

a.

Câu đơn: (1), (2), (3)

Câu ghép: (4)

b.

(1) Một hôm // Thuyên, Đồng // rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về.

(2) Hai người // phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói.

(3) Cùng ăn trong quán ấy // có ba người nhà quê trẻ tuổi // đùa bỡn với nhau luôn miệng.

c.

(4) Nụ cười / từ môi này lan qua môi khác //, bầu không khí trong quán/ không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường.

Bài 8.

Gợi ý:

a. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy: Chiều tối, mẹ em nấu cơm ở trong bếp, bố em thì tưới cây ở sau vườn.

b. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”: Trời đã khuya nhưng em vẫn cố hoàn thành xong bài tập về nhà mà cô giáo giao.

c. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “vì… nên…”: Vì trời có mưa to nên hôm nay chúng em không tưới nước cho vườn hoa.

Bài 9.

Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.

- Câu 1, 3: Câu ghép

- Câu 2: Câu đơn

→ Lưu ý: Vế 2 của câu 3 là một dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt

Bài 10.

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.

→Câu ghép: b) và d)

Bài 11.

Không tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.

Bài 12.

Gợi ý:

a) Nó nói và những chú mèo con chăm chú lắng nghe.

b) Nó nói rồi cái Mi liền đứng dậy, đi lấy túi sách ở trên kệ xuống.

c) Nó nói còn lũ trẻ vẫn say sưa nhìn bầu trời ngoài kia.

d) Nó nói nhưng lũ trẻ chẳng ai chăm chú lắng nghe cả.

Bài 13.

Gợi ý:

a) Lan học bài, còn Tuấn thì mải đi đá bóng.

b) Nếu trời mưa to thì dòng sông đầu làng sẽ đầy ăm ắp.

c) Bố của Hà là bác sĩ, còn bố em là bộ đội.

d) Dù trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đến lớp.

Bài 14.

Đều là câu ghép.

Bài 15.

1) Sự sống /cứ tiếp tục trong âm thầm,// hoa thảo quả /nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

2) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái.

3) Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót /bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

4) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

5) Một làn gió nhẹ /chạy qua,// những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

6) Cờ bay /đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

7) Cờ /bay trên những mái nhà, trên những cành cây, trên những góc phố.

8) Ve /kêu rộn rã.

9) Tiếng ve kêu /rộn rã.

10) Rừng hồi /ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.

11) Một mảnh lá gãy /cũng dậy mùi thơm.

12) Quả hồi phơi mình /xoè trên mặt lá đầu cành.

13) Quả hồi /phơi mình, xoè trên mặt lá đầu cành.

14) Quả hồi như những cánh hoa /nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

15) Quả hồi /như những cánh hoa, nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

16) Làng quê tôi /đã khuất hẳn //(nhưng) tôi /vẫn đăm đắm nhìn theo.

17) (Khi) ngày /chưa tắt hẳn, trăng /đã lên rồi.

18) Chiều thu, gió /dìu dịu, //hoa sữa /thơm nồng.

19) Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. (Câu đơn)

20) Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. (Câu ghép)

21) Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. (Câu ghép)

Bài 16.

a) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh / lặng lẽ trôi.

b) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình, mái chùa cổ kính.

→ Lưu ý: Câu b) là câu đảo C -V

Bài 17.

a) Mùa xuân,// lá bàng mới nảy / trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè,// lá / lên thật dày, ánh sáng xuyên qua / chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,// lá bàng / ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông,// cây bàng / trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu / in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống / cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả / nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,// những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột,// những chùm thảo quả đỏ chon chót / bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

Bài 18.

Gợi ý:

1. Nếu ... thì ...

  • Nếu trời không mưa thì chúng em sẽ ra xem đồng lúa chín vàng ở đầu làng.

2. Mặc dù ... nhưng ...

  • Mặc dù trời rất lạnh, nhưng em vẫn dậy sớm để học bài cũ.

3. Vì ... nên ...

  • Vì mẹ bận chấm bài cho học sinh, nên em đã giúp mẹ gấp áo quần và nấu cơm.

4. Hễ ... thì ...

  • Hễ những chú ếch bắt đầu kêu ồm ộp ngoài bờ ao, thì trời sắp mưa to.

5. Không những ... mà ...

  • Không nhưng Tuấn học giỏi, mà bạn ấy còn hát rất hay.

6. Nhờ ... mà ...

  • Nhờ cô giáo tận tình chỉ dạy mà em đạt được thành tích học tập tốt.

7. Tuy ... nhưng ...

  • Tuy Hùng đã cố gắng hết sức nhưng em vẫn không thể về đích đầu tiên.

---------------------------------------------------------------------------------

Ngoài Phân loại câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

>> Tham khảo chi tiết:

Trong chương trình học lớp 5, các bạn sẽ phải giải bài tập Toán, tiếng Việt hay các môn khác. Chính vì vậy, VnDoc đã cung cấp các lời giải, hướng dẫn giải để giúp các bạn học tốt hơn. Mời các bạn tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
303
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện từ và câu lớp 5 Sách mới

    Xem thêm