Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đại từ | Đại từ là gì?

Đại từ | Đại từ là gì? | Bài tập về đại từ có đáp án do VnDoc biên soạn gồm các kiến thức về đại từ, cùng các bài tập rèn luyện đa dạng có đáp án kèm theo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại

Đại từ là gì?

Khái niệm đại từ: Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô, hoặc dùng để tay thế cho từ ngữ khác trong câu (tính từ, danh từ, động từ, cụm tính từ, cụm danh từ, cụm động từ) nhằm tránh trường hợp một từ được lặp đi lại lại nhiều lần.

Phân loại đại từ

Có hai cách chính để phân loại đại từ

a) Cách 1: chia làm 2 loại:

- Đại từ dùng để tró (để chỉ) (chỉ sự vật, chỉ người, chỉ số lượng, chỉ tính chất, chỉ sự việc…)

- Đại từ dùng để hỏi (hỏi về người, về vật, về tính chất, về sự việc, về hoạt động, về số lượng…)

b) Cách 2: chia làm 3 loại:

- Đại từ nhân xưng (dùng khi xưng hô, thay thế cho danh từ. Đại từ nhân xưng gồm có 3 ngôi:

  • Ngôi thứ nhất (chỉ bản thân mình)
  • Ngôi thứ hai (người được nhắc đến trong cuộc giao tiếp và dang có mặt ở đó)
  • Ngôi thứ ba (người được nhắc đến trong cuộc giao tiếp, trong câu chuyện nhưng không có mặt ở đó)

- Đại từ nghi vấn (đại từ dùng để hỏi về số lượng, tính chất, thời gian, nơi chốn, người, sự vật…)

- Đại từ thay thế (dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ khác, nhằm hạn chế việc lặp lại nhiều lần khi nói hoặc viết

Ví dụ đại từ

Các đại từ được lấy ví dụ theo phân loại, để làm rõ lý thuyết ở trên:

a) Ví dụ đại từ theo cách phân loại 1:

- Đại từ dùng để trỏ: nó, tôi, hắn, đó, chúng tao, mình, chúng ta…

- Đại từ dùng để hỏi: ấy, sao, bao nhiêu, nào, đâu…

b) Ví dụ đại từ theo cách phân loại 2:

- Đại từ nhân xưng:

  • Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta, mình, tớ, chúng ta, chúng mình…
  • Ngôi thứ hai: cô, cậu, dì, bác, bà, bạn…
  • Ngôi thứ ba: hắn, họ, nó, chúng nó, bọn hắn…

- Đại từ nghi vấn: ai, sao, bao nhiêu, đâu, bao giờ…

- Đại từ thay thế: đó, ấy, nọ, kia, thế…

Đặt câu với đại từ

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Tôi mang đến lớp mời các bạn một hộp kẹo do mẹ tôi mang về sau chuyến đi công tác.
  • Con chim trên tán bàng đang ra sức ca hát, chắc đang tập luyện cho lễ hội mùa xuân sắp tới.
  • Nhìn quyển lịch, lòng em lại xốn xang, không biết bao giờ mùa xuân mới về đây nhỉ?
  • Hòa thích thú với trò chơi tìm xem đất nước được chị đọc tên nằm ở đâu trên quả địa cầu.

Bài tập về đại từ có đáp án

Câu 1: Cho các câu sau:

- Chúng tôi lang thang không có mục đích trong vườn đào rộng lớn.

- Hôm ấy, không ai bảo ai, em và chị gái đều tự động dậy sớm, dọn dẹp phòng gọn gàng, ngăn nắp.

- Mới sáng sớm, ánh nắng đã chói chang, không biết mùa hạ bao giờ mới kết thúc nhỉ?

- Mấy chú sóc ấy hôm nào cũng chăm chỉ hái quả thông đem về tổ.

a) Tìm các đại từ xuất hiện trong những câu văn trên.

b) Xếp các đại từ vừa tìm được vào các nhóm sau:

- Đại từ nhân xưng

- Đại từ nghi vấn

- Đại từ thay thế

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Cô giáo bước vào lớp với vẻ mặt nghiêm túc. Cả lớp đang ồn ào bỗng im bặt. Ai cũng băn khoăn không hiểu sao nay cô giáo lại như thế. Đứng trên bục giảng, cô giáo chăm chú nhìn cả lớp, quan sát từng ánh mắt lo lắng của những bạn học trò nhỏ. Bỗng, cô bật cười trìu mến. Thì ra, đó chỉ là một trò đùa nhỏ của cô mà thôi.

a) Các từ in đậm trong đoạn văn là đại từ gì?

b) Với mỗi đại từ in đậm trong đoạn văn, em hãy đặt câu để làm rõ chức năng của nó.

Câu 3: Thay thế các từ in đậm trong những câu văn sau bằng đại từ thích hợp.

a) Mùa xuân đến, chim én bay lượn rợp trời, tiếng hót của chim én khiến không gian thêm náo nức, tươi vui.

b) Dì Hoa mua đồ chơi cho Hùng và Mai, Hùng và Mai vui lắm, cười tít hết cả mắt.

c) Bên cửa sổ có một cái bàn gỗ lớn, trên cái bàn gỗ là lọ hoa hồng mẹ vừa cắm sáng nay.

Câu 4: Chọn đại từ thích hợp để điền vào (...):

a) Dòng sông vào mùa thu nước chảy chậm rãi, nhiều lúc tưởng như (...) đang ngủ quên trong tiết trời mát mẻ.

b) Nam là học sinh giỏi toán nhất lớp và (...) cũng là người có khả năng nhảy rất giỏi.

c) Có (...) ngôi sao trên trời mà đêm hôm nay sáng thế nhỉ?

Hướng dẫn trả lời;

Câu 1:

a) Đại từ có trong các câu văn là:

- Chúng tôi lang thang không có mục đích trong vườn đào rộng lớn.

- Hôm ấy, không ai bảo ai, em và chị gái đều tự động dậy sớm, dọn dẹp phòng gọn gàng, ngăn nắp.

- Mới sáng sớm, ánh nắng đã chói chang, không biết mùa hạ bao giờ mới kết thúc nhỉ?

- Mấy chú sóc ấy hôm nào cũng chăm chỉ hái quả thông đem về tổ.

b) Phân loại:

- Đại từ nhân xưng: chúng tôi, em, chị gái

- Đại từ nghi vấn: bao giờ

- Đại từ thay thế: ấy

Câu 2:

a) Các đại từ in đậm là:

- Đại từ nghi vấn: ai, sao

- Đại từ thay thế: đó, thế

b) Gợi ý đặt câu:

- Nhiều lúc em tự hỏi, không biết ai là người đã tạo ra món mứt dừa ngon như thế này nhỉ?

- Sao dì Năm không đi đò mà lại đi bộ để mất thêm thời gian?

- Chuyện đó là chuyện mà không ai mong muốn cả.

Câu 3:

Gợi ý:

a) Mùa xuân đến, chim én bay lượn rợp trời, tiếng hót của khiến không gian thêm náo nức, tươi vui.

b) Dì Hoa mua đồ chơi cho Hùng và Mai, chúng vui lắm, cười tít hết cả mắt.

c) Bên cửa sổ có một cái bàn gỗ lớn, trên đó là lọ hoa hồng mẹ vừa cắm sáng nay.

Câu 4:

Gợi ý:

a) Dòng sông vào mùa thu nước chảy chậm rãi, nhiều lúc tưởng như đang ngủ quên trong tiết trời mát mẻ.

b) Nam là học sinh giỏi toán nhất lớp và cậu ấy/ bạn ấy cũng là người có khả năng nhảy rất giỏi.

c) Có bao nhiêu ngôi sao trên trời mà đêm hôm nay sáng thế nhỉ?

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài Đại từ | Đại từ là gì? | Bài tập về đại từ có đáp án trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Đánh giá bài viết
9 1.550
Sắp xếp theo

    Luyện từ và câu lớp 5

    Xem thêm