Thế nào là từ đồng nghĩa? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?

Thế nào là từ đồng nghĩa? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa? So sánh từ đồng nghĩa và từ đồng âm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp, chi tiết cụ thể cho các bạn cùng theo dõi.

1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa có thể được chia thành 2 loại:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: hổ = cọp = hùm; mẹ = má = u,…

xe lửa – tàu hỏa, con lợn – con heo,…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: ăn = xơi = chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…

2. Ví dụ về từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi, trông

  • Từ đồng nghĩa với từ rọi: Soi, chiếu
  • Từ đồng nghĩa với từ trông: Nhìn, nhòm, ngó, dòm…

Ví dụ: Từ “trông” có nhiều nghĩa khác nhau:

  • Trông – nhìn (từ đồng nghĩa là ngó, nhòm, liêc…)
  • Trông – chăm sóc (từ đồng nghĩa là giữ gìn, coi sóc…)
  • Trông – đợi (từ đồng nghĩa là chờ, mong, ngóng…

Ví dụ : Các từ như chết = mất = qua đời = hy sinh = băng hà

+ Con gà đã chết do bị một chiếc xe ô tô tải đâm vào

+ Ông cụ đã mất sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật.

+ Ông tôi, ông ấy đã hi sinh trên chiến trường một cách rất anh dũng

+ Nhà vua sau thời gian điều trị bệnh đã băng hà

+ Câu chuyện Lão Hạc qua đời, đã để lại cho chúng tôi một bài học đáng nhớ về sự thống khổ.

Ví dụ: “trái thơm” và “ trái dứa” là hai từ dùng để chỉ cùng một loại trái cây. Tuy nhiên “trái thơm” là từ được người miền Nam hay dùng, còn “trái dứa” là từ người miền Bắc hay dùng.

3. So sánh từ đồng nghĩa và từ đồng âm

Giống nhau: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau

Khác nhau:

  • Từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau
  • Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo ra nhiều nghĩa chuyển

Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa ở học sinh tiểu học:

+ Thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

+ Thứ hai: Học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

+ Thứ ba: Ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

Dựa trên sự khác nhau và nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa, sau đây là một số cách để phân biệt 2 loại từ này:

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày (cày: danh từ).

Bố tôi đang cày ngoài ruộng (cày: động từ).

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Ví dụ:

Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

- Ví dụ:

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)

- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)

Bài tập từ đồng nghĩa lớp 5

Đánh giá bài viết
24 3.834
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5

    Xem thêm