Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm về câu đơn, câu ghép Nâng cao lớp 5 - Số 2

Chuyên đề câu đơn, câu ghép lớp 5 Nâng cao - Số 2 gồm các dạng bài tập về câu đơn, câu ghép ở lớp 5, với mức độ Vận dụng để học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức thức đã học ở lớp.

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Trong đêm tối mịt mùng trên dòng sông mênh mông/ chiếc xuồng của má Bảy/ chở thương binh lặng lẽ trôi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Trong đêm tối mịt mùng trên dòng sông mênh mông/ chiếc xuồng của má Bảy/ chở thương binh lặng lẽ trôi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 2: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính vẫn luôn tồn tại.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Dưới bóng tre của ngàn xưa/mái đình mái chùa cổ kính/ vẫn luôn tồn tại

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính vẫn luôn tồn tại.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Dưới bóng tre của ngàn xưa/mái đình mái chùa cổ kính/ vẫn luôn tồn tại

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 3: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang hè/ lá/ lên thật dày// ánh sáng/ xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang hè/ lá/ lên thật dày// ánh sáng/ xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 4: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Qua mùa đông/ cây bàng/ trụi hết lá// những chiếc cành khẳng khiu/ in trên nền trời xám đục

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Qua mùa đông/ cây bàng/ trụi hết lá// những chiếc cành khẳng khiu/ in trên nền trời xám đục

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 5: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ánh nắng ban mai/ trải xuống cánh đồng vàng óng xua tan dần hơi lạnh đầu đông

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ánh nắng ban mai/ trải xuống cánh đồng vàng óng xua tan dần hơi lạnh đầu đông

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 6: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Chiều thu/ gió/ dìu dịu// hoa sữa/ thơm nồng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Chiều thu/ gió/ dìu dịu// hoa sữa/ thơm nồng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 7: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang cuối thu/ lá bàng/ ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang cuối thu/ lá bàng/ ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 8: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Mùa xuân/ lá bàng mới nảy/ trông như những ngọn lửa xanh

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Mùa xuân/ lá bàng mới nảy/ trông như những ngọn lửa xanh

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 9: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ngày/ chưa tắt hẳn// trăng/ đã lên rồi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ngày/ chưa tắt hẳn// trăng/ đã lên rồi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 10: Vận dụng
    Cho câu văn sau:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Nắng/ lên nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Nắng/ lên nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (100%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Luyện từ và câu lớp 5 Sách mới

    Xem thêm