Bài tập Toán tính giá trị biểu thức thi học sinh giỏi lớp 5 Có đáp án

Bài tập Toán tính giá trị biểu thức nâng cao lớp 5 bao gồm các bài tập tính giá trị biểu thức trong các đề thi học sinh giỏi lớp 5 có đáp án kèm theo. Các bài tập dưới đây giúp các em học sinh ôn tập có cách làm bài hiệu quả nhất về dạng bài tập tính giá trị biểu thức ôn thi học sinh giỏi, luyện thi Violympic đạt kết quả cao.

1. Cách giải dạng Toán Tính giá trị biểu thức

1. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ: 542 + 123 - 79 482 x 2 : 4

= 665 - 79 = 964 : 4

= 586 = 241

2. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.

Ví dụ: 27 : 3 - 4 x 2

= 9 - 8

= 1

3. Biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính ngoài dấu ngoặc đơn sau

Ví dụ: 25 x (63 : 3 + 24 x 5)

= 25 x (21 + 120)

=25 x 141

=3525

2. Bài tập nâng cao Tính giá trị biểu thức lớp 5 có đáp án

Bài 1. a)Tính nhanh: \frac{4678 \times 4679+4680 \times 31+4648}{4680 \times 4679-4678 \times 4679}

b) Cho dãy tính: 492 : 4 x 123 x 2 + 13 : 3

Hãy thêm dấu ngoặc đơn vào dãy tính đó sao cho kết quả là số tự nhiên nhỏ nhất?

(Đề Vòng 1 - PGD Quảng Trạch, Quảng Bình năm học 1998 - 1999)

Giải

a) Tính nhanh:

\frac{4678 \times 4679+4680 \times 31+4648}{4680 \times 4679-4678 \times 4679}

\begin{aligned}
&=\frac{4678 \times 4679+(4679+1) \times 31+4648}{4679 \times(4680-4678)} \\
&=\frac{4678 \times 4679+4679 \times 31+31+4648}{4679 \times 2} \\
&=\frac{4678 \times 4679+4679 \times 31+4679}{4679 \times 2} \\
&=\frac{4679 \times(4678+31+1)}{4679 \times 2} \\
&=\frac{4679 \times 4710}{4679 \times 2}=\frac{4710}{2}=2355
\end{aligned}

b) Cho dãy tính: 492 : 4 x 123 x 2 + 13 : 3

Vậy để có kết quả nhỏ nhất ta phải dùng phép chia, ta có: 492 (4 x 123) x (2 + 13) : 3

= 492 : 492 x 15 : 3

= 1 x 5 = 5

Bài 2. Viết các tổng sau thành tích của hai thừa số:

a) 242 + 286 + 66

b) 6767 + 5555 + 7878

(Đề Vòng 2 - PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 1998 - 1999)

Giải

Viết các tổng sau thành tích của hai thừa số:

a) 242 + 286 + 66

= 11 x 22 + 11 x 26 + 11 x 6

= 11 x (22 + 26 + 6)

= 11 x 54

b) 6767 + 5555 + 7878

= 67 x 101 + 55 x 101 + 78 x 101

= 101 x (67 + 55 + 78)

= 101 x 200

Bài 3. Tính nhanh:

a) 50 x 24,5 + 49 x 24,5 + 24,5

b) \frac{7 \times  5 \times  12}{15 \times  8 \times  49}

(Đề SGD Quảng Bình năm học 1998 - 1999)

Giải

Tính nhanh:

a) 50 x 24,5 + 49 x 24,5 + 24,5

= 24,5 x ( 50 + 49 + 1)

= 24,5 x 100 = 2450

b)

\begin{aligned}
&=\frac{1 \times  1 \times  3}{3 \times  2 \times  7} \\
&=\frac{1}{14}
\end{aligned}

Bài 4. Cho biểu thức : A = (60 x 2 + 120 ) : 4

B = (30 x 4 + 120 ) : 8

Không tính giá trị nhưng giá trị của biểu thức nào lớn hơn, vì sao?

(Đề PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 1999 - 2000)

Giải

Cho biểu thức : A = ( 60 x 2 + 120 ) : 4

B = ( 30 x 4 + 120 ) : 8

Vì: 60 x 2 = 30 x 4 nên số bị chia của hai biểu thức bằng nhau; số chia 4 < 8 do đó A > B.

Bài 5. Tính giá trị biểu thức:

a) Bằng 2 cách: ( 27,8 + 16,4 ) x 5

b) Bằng cách nhanh nhất: (792,81 x 0,25 + 792,81 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1- 9)

(Đề SGD Quảng Bình năm học 1999 - 2000)

Giải

Tính giá trị biểu thức:

a) Bằng hai cách:

Cách 1: (27,8 + 16,4 ) x 5

= 44,2 x 5

= 221

= 221

Cách 2: (27,8 + 16,4 ) x 5

= 27,8 x 5 + 16,4 x 5

= 139 + 82

= 221

b) Bằng cách nhanh nhất:

(792,81 x 0,25 + 792,81 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1- 9)

= 792,81 x ( 0,25 + 0,75) x ( 99 – 90 - 9)

= 792,81 x 1 x 0 = 0

Bài 6. a) Tính giá trị biểu thức: 0,86 x 4,21 + ( 5,79 : 10 ) x 0,86 – 3,8

b) Tính nhanh: (156,2 + 3,8 – 17,5 + 252,5 - 197) x ( 0,2 – 2 : 10) x 2001

(Đề PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 2000 - 2001)

Giải

a) Tính giá trị biểu thức:

0,86 x 4,21 + (57,9 : 10 ) x 0,86 – 3,8

= 0,86 x 4,21 + 5,79 x 0,86 – 3,8

= 0,86 x (4,21 + 5,79) – 3,8

= 0,86 x 10 – 3,8

= 8,6 – 3,8 = 4,8

b) Tính nhanh:

(156,2 + 3,8 – 17,5 + 252,5 - 197) x (0,2 – 2 : 10) x 2001

= (156,2 + 3,8 – 17,5 + 252,5 - 197) x (0,2 – 0,2) x 2001

= (156,2 + 3,8 – 17,5 + 252,5 - 197) x 0 x 2001

= 0 ( Tích có 3 thừa số có một thừa số bằng 0 nên tích bằng 0)

Bài 7.

Câu 1: Tính kết quả rồi rút gọn.

\text { a) } \frac{5}{6}-\frac{3}{4}

\text { b) } \frac{4}{7}: \frac{2}{3}

Câu 2: Tính giá trị biểu thức.

a) \left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{5}\right):\left(\frac{1}{4}-\frac{1}{6}\right)

b) \left(100-\frac{2}{5}\right): \frac{4}{7}

(Đề SGD Quảng Bình năm học 2000- 2001)

Giải

Câu 1: Tính kết quả rồi rút gọn.

\text { a) } \frac{5}{6}-\frac{3}{4}

\begin{aligned}
&=\frac{20}{24}-\frac{18}{24} \\
&=\frac{2}{24}=\frac{1}{12}
\end{aligned}

\text { b) } \frac{4}{7}: \frac{2}{3}

\begin{aligned}
&=\frac{4}{7} \times \frac{3}{2} \\
&=\frac{12}{14}=\frac{6}{7}
\end{aligned}

Câu 2: Tính giá trị biểu thức.

a) \left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{5}\right):\left(\frac{1}{4}-\frac{1}{6}\right)

\begin{aligned}
&=\left(\frac{1}{6}+\frac{1}{5}\right): \frac{1}{12} \\
&=\frac{11}{30}: \frac{1}{12} \\
&=\frac{11}{30} \mathbf{x} \frac{12}{1}=\frac{22}{5}=4 \frac{2}{5}
\end{aligned}

b) \left(100-\frac{2}{5}\right): \frac{4}{7}

\begin{aligned}
&=\left(\frac{2500}{25}-\frac{2}{25}\right): \frac{4}{7} \\
&=\frac{2498}{25}: \frac{4}{7} \\
&=\frac{2498 \times 7}{25 \times 4}=\frac{17486}{100}=174,86
\end{aligned}

Bài 8. Thực hiện tính giá trị biểu thức: 88 – 24 : 0,3 – ( 4,08 + 20,4 : 5 ) : 1,02

(Đề PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 2001 - 2002)

Giải

Thực hiện tính giá trị biểu thức:

88 – 24 : 0,3 – ( 4,08 + 20,4 : 5 ) : 1,02

= 88 – 80 – ( 4,08 + 4,08 ) : 1,02

= 8 – 8,16 : 1,02

= 8 – 8 = 0

Bài 9. Với 4 chữ số 2 và các phép tính hãy lập các dãy tính có kết quả lần lượt là:

0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9; 10

(Đề SGD Quảng Bình năm học 2001- 2002)

Giải

Ta có: (2 + 2) – (2+ 2) = 0

(2 + 2) : (2+ 2) = 1

( 2: 2) +( 2: 2 ) = 2

(2 x 2) – ( 2: 2) = 3

2 x 2 x 2 : 2 = 4

(2 x 2) + (2 : 2) = 5

2 x 2 x 2 - 2 = 6

(2 x 2 ) + (2 x 2) = 8

22 : 2 – 2 = 9

2 x 2 x 2 + 2 = 10

Bài 10. a) Tính giá trị biểu thức sau rồi xem xét giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số sau đây: 2; 3; 5.

(120 x 4 – 25 x 4) : (36 : 18)

b) Tính nhanh: \mathrm{M}=\frac{88986 \times 2003-678}{88985 \times 2003+1325}

(Đề PGD Quảng Trạch, Quảng Bình năm học 2002- 2003)

Giải

a) ( 120 x 4 – 25 x 4 ) : (36 : 18)

= 4 x ( 120 - 25) : 2

= 4 x 95 : 2 = 380 : 2 = 190

190 chia hết cho 2 và 5 không chia hết cho 3

b) Tính nhanh:

\mathrm{M}=\frac{88986 \times 2003-678}{88985 \times 2003+1325}

\begin{aligned}
&M=\frac{(88985+1) \times 2003-678}{88985 \times 2003+1325} \\
&M=\frac{88985 \times 2003+2003-678}{88985 \times 2003+1325} \\
&M=\frac{88985 \times 2003+1325}{88985 \times 2003+1325}=1
\end{aligned}

3. Bài tập tự luyện Tính giá trị biểu thức Toán lớp 5

Bài 1: Tính:

a. 70 - 49 : 7 + 3 x 6

b. 4375 x 15 + 489 x 72

c. (25915 + 3550 : 25) : 71

d. 14 x 10 x 32 : (300 + 20)

Bài 2: Tính:

a) (85,05 : 27 + 850,5) x 43 - 150,97

b) 0,51 : 0,17 + 0,57 : 1,9 + 4,8 : 0,16 + 0,72 : 0,9

Bài 3: Viết dãy số có kết quả bằng 100:

a) Với 5 chữ số 1.

b) Với 5 chữ số 5.

Bài 4: Cho dãy tính: 128 : 8 x 16 x 4 + 52 : 4. Hãy thêm dấu ngoặc đơn vào dãy tính đó sao cho:

a) Kết quả là nhỏ nhất có thể?

b) Kết quả là lớn nhất có thể?

Bài 5: Hãy điền thêm dấu ngoặc đơn vào biểu thức sau:

A = 100 - 4 x 20 - 15 + 25 : 5

a) Sao cho A đạt giá trị lớn nhất và giá trị lớn nhất là bao nhiêu?

b) Sao cho A đạt giá trị nhỏ nhất và giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?

Bài 6: Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức sau có giá trị nhỏ nhất , giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?

A = (a - 30) x (a - 29) x …x (a - 1)

Bài 7: Tìm giá trị của số tự nhiên a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?

A = 2006 + 720 : (a - 6)

Bài 8: Tính giá trị của biểu thức m x 2 + n x 2 + p x 2, biết:

a) m = 2006, n = 2007, p = 2008

b) m + n + p = 2009

Bài 9: Tính giá trị của biểu thức M, với a = 119 và b = 0, biết:

M = b: (119 x a + 2005) + (119 : a - b x 2005)

Bài 10: Tính giá trị biểu thức:

Tính giá trị biểu thức lớp 5

Các bài tập về chuyên đề tính giá trị biểu thức khác:

Bài tập Toán tính giá trị biểu thức thi học sinh giỏi lớp 5 là dạng Toán nâng cao trong chương trình phạm vi Toán nâng cao lớp 5 có các dạng bài tập và đáp án chi tiết kèm theo cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 củng cố kiến thức, mở rộng các dạng Toán từ cơ bản đến nâng cao. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn thi học sinh giỏi, ôn thi vào lớp 6 hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Đánh giá bài viết
343 147.435
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vũ Tường Minh
    Vũ Tường Minh

    😄


    Thích Phản hồi 04/01/22

    Thi học sinh giỏi lớp 5

    Xem thêm