Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương (có đáp án)
Bài tập Thể tích hình lập phương
Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập tính thể tích cho hình lập phương. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Bài tập Thể tích hình lập phương lớp 5
Câu 1:
Người ta xếp các khối lập phương 1 cm3 thành các hình dưới đây.
Hãy tính thể tích mỗi hình đó.
Câu 2:
Tính thể tích hình lập phương cạnh a:
a) a = 6cm
b) a = 7,5 dm
c) a = 4/5 m
Câu 3:
Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A.
Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương A.
Câu 4:
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng – ti-mét khối kim nặng 6,2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki – lô-gam?
Câu 5:
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Câu 6:
Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 20 cm. Người ta cắt đi một phần gỗ có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Tính thể tích phần gỗ còn lại.
Câu 7:
Với 4 khối gỗ hình lập phương cạnh 1cm, bạn An xếp được các hình như sau:
a) Tính diện tích toàn phần mỗi hình.
b) Tính thể tích mỗi hình
Đáp án Toán lớp 5
Câu 1:
Đếm số khối lập phương 1 cm3 ở mỗi hình
Đs:
a) 12 cm3
b) 16 cm3
c) 18 cm3
Câu 2:
ĐS:
a) 216 cm3
b) 421,875 dm3
c) 64/125 m3
Câu 3:
Cạnh hình lập phương B là:
4 x 2 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương B là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
Thể tích hình lập phương A là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Ta có 512 : 64 = 8. Vậy :Thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.
Có thể nhận xét tổng quát hơn:
Thể tích hình lập phương cạnh a là:
V1 = a x a x a
Thể tích hình lập phương cạnh 2a là:
V2 = 2a x 2a x 2a = 8 x (a x a x a ) = 8 x V1
Vậy khi cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên 8 lần.
Câu 4:
Bài giải:
1/5 m = 20 cm
Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:
20 x 20 x 20 = 8000 (cm3)
Khối kim loại đó cân nặng là:
6,2 x 8000 = 49600 (g)
49 600 g = 49,6 kg
Đáp số: 49,6 kg
Câu 5:
Câu 6:
Đs: 7000 (cm3)
Câu 7:
a) Diện tích toàn phần của hình A (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
Diện tích toàn phần của hình B (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
Diện tích toàn phần của hình C (gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2
b) Thể tích 3 hình A, B,C đều bằng nhau và bằn g thể tích của 4 hình lập phương cạnh 1cm, bằng:
(1 x 1 x 1 ) x 4 = 4 (cm3)
Bài tập Thể tích hình hộp chữ nhật gồm 7 bài tập tự luyện có đáp án chi tiết là tài liệu tham khảo cho các em học sinh khá giỏi củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi học kì 1 lớp 5, bài thi học kì 2 lớp 5.