Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Ôn tập về phân số lớp 5

Bài tập Toán lớp 5: Ôn tập về phân số được biên soạn bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập và củng cố về các dạng bài tập liên quan đến phân số. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập, củng cố thêm kiến thức đã học trong chương trình Toán lớp 5, Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo chi tiết các bài tập Toán lớp 5 dưới đây:

A. Lý thuyết cần nhớ về phân số

1. Ôn tập về cách rút gọn các phân số

+ Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1

+ Chia tử số và mẫu số cho số đó

+ Cứ làm như vật cho đến khi nhận được phân số tối giản

2. Ôn tập về cách quy đồng mẫu số các phân số

+ Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất

3. Ôn tập về các quy tắc so sánh phân số

+ Nếu hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.

+ Nếu hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại.

+ Nếu hai phân số không cùng mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số sau khi quy đồng

B. Các bài toán ôn tập về phân số

I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Lan co 30 quả bóng gồm các màu xanh, đỏ và vàng. Số bóng màu xanh là 6 quả, số bóng màu vàng là 15 quả, còn lại là số bóng màu đỏ. Vậy phân số chỉ số bóng màu đỏ là:

A.\frac{3}{{10}}\(\frac{3}{{10}}\)                              B.\frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\)                                C.\frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\)                               D.\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

Câu 2: Rút gọn phân số \frac{{16}}{{32}}\(\frac{{16}}{{32}}\) ta được phân số tối giản là:

A. \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\)                               B.\frac{8}{{16}}\(\frac{8}{{16}}\)                              C. \frac{4}{8}\(\frac{4}{8}\)                             D.\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

Câu 3: Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng với phân số \frac{{12}}{{48}}\(\frac{{12}}{{48}}\)?

A.\frac{{42}}{{56}}\(\frac{{42}}{{56}}\)                               B. \frac{6}{{36}}\(\frac{6}{{36}}\)                            C.\frac{3}{{12}}\(\frac{3}{{12}}\)                            D.\frac{4}{8}\(\frac{4}{8}\)

Câu 4: Quy đồng mẫu số hai phân số \frac{1}{4};\frac{1}{3}\(\frac{1}{4};\frac{1}{3}\), ta được hai phân số lần lượt là:

A. \frac{4}{{15}};\frac{3}{{15}}\(\frac{4}{{15}};\frac{3}{{15}}\)                       B. \frac{3}{{12}};\frac{4}{{12}}\(\frac{3}{{12}};\frac{4}{{12}}\)                   C.\frac{4}{{16}};\frac{3}{{16}}\(\frac{4}{{16}};\frac{3}{{16}}\)                      D.\frac{{14}}{{12}};\frac{{13}}{{12}}\(\frac{{14}}{{12}};\frac{{13}}{{12}}\)

Câu 5: Phân số nào bé nhất trong các phân số dưới đây?

A. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

B. \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)

C.\frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\)

D.\frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\)

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Rút gọn các phân số sau về phân số tối giản: \frac{8}{{12}};\frac{9}{{12}};\frac{{72}}{{48}};\frac{{321}}{{126}};\frac{{75}}{{225}};\frac{{23}}{{46}}\(\frac{8}{{12}};\frac{9}{{12}};\frac{{72}}{{48}};\frac{{321}}{{126}};\frac{{75}}{{225}};\frac{{23}}{{46}}\)

Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số dưới đây:

a,\frac{1}{2};\frac{{12}}{8};\frac{{24}}{{100}}\(\frac{1}{2};\frac{{12}}{8};\frac{{24}}{{100}}\)                               b,\frac{5}{8};\frac{{144}}{{28}};\frac{{1212}}{{1515}}\(\frac{5}{8};\frac{{144}}{{28}};\frac{{1212}}{{1515}}\)

Bài 3: Điền dấu <, >, = thích hợp vào chỗ chấm:

a,\frac{1}{2}...\frac{1}{{12}}\(\frac{1}{2}...\frac{1}{{12}}\)                                     b,\frac{5}{7}...\frac{5}{9}\(\frac{5}{7}...\frac{5}{9}\)

c, \frac{2}{3}...\frac{3}{4}\(\frac{2}{3}...\frac{3}{4}\)                                      d,\frac{8}{9}...\frac{7}{8}\(\frac{8}{9}...\frac{7}{8}\)

Bài 4: So sánh các phân số \frac{2}{3};\frac{3}{5};\frac{4}{9};\frac{5}{{12}};\frac{7}{{17}}\(\frac{2}{3};\frac{3}{5};\frac{4}{9};\frac{5}{{12}};\frac{7}{{17}}\) với \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\)

Bài 5: Mẹ làm 20 chiếc bánh rán rất ngon, trong đó có \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)số bánh rán là bánh ngọt, \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) số bánh rán là bánh mặn, số bánh rán còn lại là bánh vừng. Hỏi mẹ đã làm bao nhiêu chiếc bánh vừng?

Bài 6: Mẫu số của phân số có thể bằng 0 được không? Tại sao?

C. Hướng dẫn giải bài tập ôn tập về phân số

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
AACBD

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

\frac{8}{{12}} = \frac{2}{3};\frac{9}{{12}} = \frac{3}{4};\frac{{72}}{{48}} = \frac{3}{2}\(\frac{8}{{12}} = \frac{2}{3};\frac{9}{{12}} = \frac{3}{4};\frac{{72}}{{48}} = \frac{3}{2}\)

\frac{{321}}{{126}} = \frac{{107}}{{42}};\frac{{75}}{{225}} = \frac{1}{3};\frac{{23}}{{46}} = \frac{1}{2}\(\frac{{321}}{{126}} = \frac{{107}}{{42}};\frac{{75}}{{225}} = \frac{1}{3};\frac{{23}}{{46}} = \frac{1}{2}\)

Bài 2:

a, \frac{1}{2} = \frac{{25}}{{50}};\frac{{12}}{8} = \frac{3}{2} = \frac{{75}}{{50}};\frac{{24}}{{100}} = \frac{6}{{25}} = \frac{{12}}{{50}}\(\frac{1}{2} = \frac{{25}}{{50}};\frac{{12}}{8} = \frac{3}{2} = \frac{{75}}{{50}};\frac{{24}}{{100}} = \frac{6}{{25}} = \frac{{12}}{{50}}\)

b, \frac{5}{8} = \frac{{175}}{{280}};\frac{{144}}{{28}} = \frac{{36}}{7} = \frac{{1440}}{{280}};\frac{{1212}}{{1515}} = \frac{4}{5} = \frac{{224}}{{280}}\(\frac{5}{8} = \frac{{175}}{{280}};\frac{{144}}{{28}} = \frac{{36}}{7} = \frac{{1440}}{{280}};\frac{{1212}}{{1515}} = \frac{4}{5} = \frac{{224}}{{280}}\)

Bài 3:

a,\frac{1}{2} > \frac{1}{{12}}\(\frac{1}{2} > \frac{1}{{12}}\)                          b, \frac{5}{7}>\frac{5}{9}\(\frac{5}{7}>\frac{5}{9}\)                    c, \frac{2}{3} < \frac{3}{4}\(\frac{2}{3} < \frac{3}{4}\)                  d,\frac{8}{9} > \frac{7}{8}\(\frac{8}{9} > \frac{7}{8}\)

Bài 4:

\frac{2}{3} > \frac{1}{2};\frac{3}{5} > \frac{1}{2};\frac{4}{9} < \frac{1}{2};\frac{5}{{12}} < \frac{1}{2};\frac{7}{{17}} < \frac{1}{2}\(\frac{2}{3} > \frac{1}{2};\frac{3}{5} > \frac{1}{2};\frac{4}{9} < \frac{1}{2};\frac{5}{{12}} < \frac{1}{2};\frac{7}{{17}} < \frac{1}{2}\)

Bài 5.

Số chiếc bánh rán ngọt là:

20\times\frac{2}{5}=8\(20\times\frac{2}{5}=8\)(chiếc)

Số chiếc bánh rán mặn là:

20\times\frac{1}{4}=5\(20\times\frac{1}{4}=5\)(chiếc)

Số chiếc bánh rán vừng là:

20 – 8 – 5 = 7 (chiếc)

Đáp số: 7 chiếc.

Bài 6

Mẫu số của phân số là số chia trong phép chia. Số chia không thể bằng 0 nên mẫu số của phân số cũng không thể bằng 0.

D. Trắc nghiệm Ôn tập về phân số

Tham khảo các dạng bài tập về phân số chi tiết sau đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
71
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Bá Dũng
    Nguyễn Bá Dũng

    e xin sửa lại đáp án câu 5/7 ... 5/9 bài 3 phần tự luận ạ. theo như trang này nói khi so sánh các phân số cùng tử số thì mẫu số của phân số nào bé hơn thì phân số đó lớn hơn, mà khi kiểm tra phần đáp án thì kết quả lại hiện ra là "5/7 < 5/9". thực tế kq là "5/7 > 5/9", e mong người soạn đề sẽ sửa đề ạ!

    Thích Phản hồi 16:09 13/03
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Toán lớp 5

    Xem thêm