Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Toán chuyển động lớp 5

Bài tập toán chuyển động lớp 5 tổng hợp một số bài toán theo chuyên đề Toán chuyển động được phân theo từng dạng bài, giúp các em học sinh dễ dàng củng cố lại kiến thức và luyện tập hiệu quả, là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh khá giỏi tham khảo. Chúc các em học tốt.

1. Bài tập chuyển động ngược chiều

Bài 1: Một người đi xe đạp quãng đường 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi cứ đi với vận tốc như vậy thì người đi quãng đường 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?

Bài 2: Một xe máy chạy qua chiếc cầu dài 250m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó xe máy đi quãng đường dài 120 km hết bao nhiêu thời gian?

Bài 3: Một xe máy đi từ A với vận tốc 30 km/giờ và sau \(1\frac{1}{2}\) giờ thì đến B. Hỏi một người đi xe đạp với vận tốc bằng 3/5 vận tốc của xe máy thì phải mất mấy giờ thì mới đi được quãng đường AB?

Bài 4: Một người dự định đi từ A đến B trong thời gian 4 giờ. Nhưng khi đi người đó đi với vận tốc gấp 3 lần so với vận tốc dự định. Hỏi người đó đã đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian?

Bài 5: Một ô tô đi quãng đường dài 225 km. Lúc đầu xe đi với vận tốc 60 km/h. Sau đó vì đường xấu và dốc nên vận tốc giảm xuống chỉ còn 35 km/h. Và vì vậy xe đi quãng đường đó hết 5 giờ. Tính thời gian xe đi với vận tốc 60km/h.

Bài 6: Toàn dự định đi từ nhà về quê hết 3 giờ. Nhưng vì gặp ngày gió mùa đông bắc quá mạnh nên vận tốc của Toàn chỉ đạt ½ vận tốc dự định. Hỏi Toàn đi từ nhà về quê hết bao nhiêu thời gian?

Bài 7: Hai thành phố cách nhau 208,5km, một xe máy đi từ Thành phố A đến Thành phố B với vận tốc là 38,6 km/h. Một ô tô khởi hành cùng một lúc với xe máy đi từ Thành phố B đến Thành phố A với vận tốc 44,8km/h. Hỏi sau mấy giờ xe máy và ô tô gặp nhau?

Bài 8: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/h cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/h. Sau 2 giờ ô tô và xe máy gặp nhau. Tính quãng đường AB?

Bài 9: Một ô tô đi từ thị xã A đến thị xã B với vận tốc là 48 km/h. Cùng lúc đó một ô tô đi từ thị xã B đến thị xã A với vận tốc là 54 km/h. Sau 2 giờ hai ô tô gặp nhau. Tính quãng đường từ thị xã A đến thị xã B?

Bài 10: Một ô tô và một xe máy đi cùng một lúc ở hai đầu của quãng đường và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ 15 phút ô tô và xe máy gặp nhau. Ô tô đi với vận tốc 54km/h, xe máy đi với vận tốc 38km/h. Tính quãng đường trên?

Bài 11: Hai ca nô khởi hành cùng một lúc, đi ngược chiều nhau trên quãng đường sông dài 175km với vận tốc 24km/h và 26km/h. Hỏi sau bao nhiêu thời gian kể từ lúc khởi hành đến lúc hai ca nô gặp nhau?

Bài 12: Trên quãng đường dài 255 km, một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi với vận tốc 62 km/h, xe máy đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi sau mấy giờ ô tô và xe máy gặp nhau?

Bài 13: Tại hai đầu của một quãng đường dài 17,25 km một người đi bộ và một người chạy suất phát cùng một lúc và ngược chiều nhau. Vận tốc người đi bộ bằng 4,2 km/h, vận tốc người chạy bằng 9,6 km/h. Tính thời gian để hai người gặp nhau?

Bài 14: Hai người đi bộ ngược chiều nhau từ hai địa điểm A và B cách nhau 18 km để gặp nhau. Vận tốc của người đi từ A là 4 km/h. Vận tốc của người đi từ B là 5 km/h. Hỏi sau mấy giờ họ gặp nhau? Khi gặp nhau người đi từ A cách B mấy km?

Bài 15: Hai Thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42 km/h và một xe đạp đi từ B đến A với vận tốc 12 km/h. Hỏi sau bao lâu xe đạp và xe máy gặp nhau? Lúc gặp nhau xe máy cách B bao nhiêu km?

2. Chuyển động cùng chiều đuổi nhau

Ví dụ:

Ví dụ 1:

Hai ô tô ở A và B cách nhau 60 km cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều về phía C. Sau 2,5 giờ thì ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B.

a, Tìm vận tốc mỗi ô tô biết rằng tổng hai vận tốc là 76 km/h

b, Tính quãng đường đi từ A đến lúc xe từ A đuổi kịp xe đi từ B.

Giải:

Hiệu hai vận tốc là:

60 : 2,5 = 24 km/h

Vận tốc của ô tô đi từ A là:

(76 + 24) : 2 = 50 km/h

Vận tốc của ô tô đi từ B là:

50 - 24 = 26 km/h

Quãng đường từ A đến lúc xe đi từ A đuổi kịp xe đi từ B là:

50 . 2,5 = 125 km

Đáp số: 125 km

Ví dụ 2:

Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Hướng dẫn: Sau 3 giờ thì quãng đường xe đạp đi được là:

12 . 3 = 36 km

Hiệu hai vận tốc là:

36 - 12 = 24 km/h

Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:

36: 24 = 1,5 giờ

Đáp số: 1,5 giờ

3. Chuyển động có hơn hai động tử tham gia

Bài 1:

Lúc 6 giờ, một xe khách Hải âu và một xe khách TOYOTA khởi hành tại địa điểm A để đi về B. Xe Hải âu chạy với vận tốc 50 km/giờ, xe TOYOTA chạy với vận tốc 70 km/giờ. Lúc 7 giờ 30 phút một xe MêKông cũng đi từ A để vể B với vận tốc 80 km/giờ. Hỏi sau khi xuất phát được bao lâu thì xe MêKông sẽ đi đến điểm chính giữa khoảng cách giữa hai xe ô tô Hải âu và TOYOTA.

Giải:

Giả sử lúc 6 giờ có thêm một ô tô thứ tư cùng xuất phát tại A để đi về B cùng với hai xe Hải âu và TOYOTA nhưng có vận tốc bằng trung bình cộng của hai xe. Hải âu và TOYOTA. Thì xe thứ tư luôn cách đều hai xe. Vì cùng một thời gian xe thứ tư hơn xe Hải âu bao nhiêu thì kém TOYOTA bấy nhiêu.

Vậy, vận tốc của xe thứ tư là:

(70 + 50) : 2 = 60 (km/giờ)

Khi xe MêKông đuổi kịp xe thứ tư thì xe MêKông cũng cách đều hai xe Hải âu và TOYOTA.

Xe Mêkông đi sau xe thứ 4 là:

7 giờ 30 phút – 6 giờ = 1 giờ 30 phút = 90 phút

Khi xe Mêkông khởi hành thì xe thứ tư cách A là

60 x 90 : 60 = 90 (km)

Hiệu vận tốc giữa hai xe MêKông và xe thứ tư là:

80 – 60 = 20 (km)

Thời gian để xe Mêkông cách đều hai xe Hải âu và xe TOYOTA là:

90 : 20 = 4,5 (giờ) = 4 giờ 30 phút

Đáp số: 4 giờ 30 phút

Bài 2: Ba bạn An, Hoà, Bình đi chơi bằng xe máy. Đầu tiên Bình đi bộ, An đèo Hoà đi một giờ rồi quay lại đón Bình. Khi An và Bình đi đến địa điểm mà An đã quay lại đón Bình thì Hoà đã đi cách đó 8 km. Và 12 phút sau thì An và Bình đuổi kịp Hoà. Vận tốc của Hoà và Bình bằng nhau. Hãy tính:

a. Vận tốc của mỗi người

b. Từ chỗ xuất phát đến chỗ gặp nhau lần thứ nhất là bao nhiêu kilômet ? Biết rằng An đi một mình thì sẽ đến địa điểm đó sớm hơn 96 phút.

Giải:

Vì A đi một mình thì sẽ sớm hơn 96 phút nên 96 phút là hai lần thời gian An đi đoạn BI. Do đó thời gian An đi đoạn BI là 48 phút. Và thời gian Bình đi đoạn AC là 1 giờ. Đoạn CI là 48 phút khi An quay lại đến B (nơi để Hoà đi bộ). Thì Hoà đã đi cách đó 8 km. Vậy Hoà đi 8 km hết 96 phút. Từ đó tính được vận tốc của Hoà và Bình.

An cách Hoà 8 km và 12 phút sau đuổi kịp Hoà, nên trong 12 phút An đi hơn Hoà 8 km. Từ đó tính được hiệu vận tốc giữa An và Hoà. Rồi tính vận tốc của An.

Ta có thể giải như sau:

96 phút = 1,6 giờ

12 phút = 0,2 giờ

Vận tốc của Hoà và Bình là:

8 : 1,6 = 5 (km/giờ)

Hiệu vận tốc giữa An và Hoà:

8 : 0,2 = 40 (km/giờ)

Vận tốc của An là:

40 + 5 = 45 (km/giờ)

Từ nơi xuất phát đến khi An đuổi kịp Hoà là:

45 x 1 + 5 x 0,2 = 54 (km)

Đáp số: a. An 45 km/giờ ; Hoà và Bình 5 km/giờ

54 km/giờ

Bài 3: Một người đi bộ trên quãng đường AB dài 1 km. Với vận tốc 5 km/giờ. Có một đoàn xe buýt chạy cùng chiều với người đi bộ với vận tốc 3 km/giờ. Và cứ 2 phút lại có một chiếc xe đi qua A.

Hỏi có mấy chiếc xe chạy cùng chiều vượt hoặc đuổi kịp người đi bộ? Biết rằng khi xe buýt đầu tiên, của đoàn xe đi qua A thì người đi bộ cũng bắt đầu đi từ A.

Hướng dẫn:

Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường AB là :

60 : 5 = 12 (phút)

Hai ô tô liền nhau cách nhau là :

30 : 60 x 2 = 1 (km)

Ta Hình dung từ A về phía sau có một hàng dài xe ô tô mà xe này cách xe liền trước 1 km. Và vì có một xe cùng xuất phát với người đi bộ nên xe này vượt qua người đi bộ thì xe sau đuổi kip người đi bộ với thời gian là :

1 : (30 - 5) = 2 phút 24 giây = 2,4 phút

Số xe ô tô duổi kịp và vượt người đi bộ là:

12 : 2,4 = 5 (xe)

Cộng với xe cùng xuất phát với người đi bộ nên số xe vượt qua người đi bộ là :

5 + 1 = 6 (xe)

Đáp số: 6 xe

4. Chuyển động có sự tác động của ngoại lực có vận tốc

Ví dụ 1:

Vận tốc dòng chảy của một con sông là 3 km/giờ. Vận tốc của ca nô (khi nước đứng yên) là 15 km/giờ. Tính vận tốc ca nô khi xuôi dòng và khi ngược dòng

Giải:

Vận tốc ca nô khi xuôi dòng là:

15 + 3 = 18 (km/giờ)

Vận tốc của ca nô khi ngược dòng là

15 – 3 = 12 (km/giờ)

Đáp số : 18 km/giờ; 12 km/giờ

Ví dụ 2: Một ca nô khi ngược dòng từ A đến B mỗi giờ đi được 10 km. Sau 8 giờ 24 phút thì đến B. Biết vận tốc dòng chảy là 2 km/giờ. Hỏi ca nô đó đi xuôi dòng từ B đến A thì hết bao nhiêu thời gian .

Giải:

Quãng sông AB dài là:

8 giờ 24 phú x 10 = 84 (km)

Vận tốc cua ca nô khi xuôi dòng là:

10 + 2 = 12 (km/giờ)

Thời gian ca nô đi xuôi dòng là:

84 : 2 = 7 (giờ)

Đáp số: 7 giờ

Tham khảo các dạng Toán bồi dưỡng HSG lớp 5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
202
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Yến Nhi
    Yến Nhi

    đề này hay quá nè

    Thích Phản hồi 07/06/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 5

    Xem thêm