Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác được VnDoc biên soạn bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập hình học - hình tam giác. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập, củng cố và nâng cao thêm kiến thức đã học trong chương trình Toán lớp 5, Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo chi tiết.

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Hình tam giác

I. Đề bài

Bài 1: Cho hình tam giác ABC và BM = MN = NP = PC (như hình vẽ). Tính tỉ số diện tích của hình tam giác AMC và diện tích hình tam giác ABC.

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 1

Bài 2: Một hình tam giác có độ dài đáy gấp đôi chiều cao và có diện tích 4m2. Tính chiều cao của hình tam giác theo đơn vị đề-xi-mét.

Bài 3: Tính diện tích hình tam giác ABM (như hình vẽ) biết diện tích hình tam giác AMC là 34cm².

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 2

Bài 4: Trong tam giác ABC, cạnh AB chia thành 3 phần bằng nhau, cạnh BC chia thành 2 phần bằng nhau. Tính diện tích phần màu đỏ biết diện tích tam giác ABC bằng 72cm².

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 3

Bài 5: Một mảnh đất hình tam giác ABC vuông tại A, cạnh AB dài 40m, cạnh AC dài 80m. Để mở rộng giao thông người ta đắp con đường rộng 4m chạy dọc theo cạnh AB (như hình vẽ). Tính diện tích còn lại của mảnh đất.

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 4

Bài 6: Một mảnh đất hình tam giác MNP vuông tại M, cạnh MN dài 15m, cạnh MP dài 20m. Người ta đắp một con đường chạy dọc theo cạnh MN rộng 4m (như hình vẽ). Tính diện tích còn lại của mảnh đất.

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 5

Bài 7: Cho hình tam giác ABC có BM = MC, AD = DE = EM

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 6

a, Ghi tên tất cả các hình tam giác có chung đỉnh A và tính diện tích của từng hình tam giác đó, biết rằng diện tích tam giác BEC = 420cm2.

b, Kéo dài đoạn BE cho cắt cạnh AC ở điểm N. Hỏi M có là điểm chính giữa cạnh AC không? Vì sao?

Bài 8: Cho hình vẽ dưới đây. Tính diện tích tam giác ABC.

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 5

II. Lời giải

Bài 1:

Gọi AH là chiều cao của tam giác ABC. Suy ra AH cũng là chiều cao của các tam giác AMC

Có BC = BM + MN + NP + PC = PC + PC + PC + PC = 4xPC (vì BM = MN = NP = PC)

Có MC = MN + NP + PC = PC + PC + PC = 3 x PC (vì MN = NP = PC)

Diện tích tam giác ABC là: (AH x BC) / 2 = (AH x 4 x PC) / 2

Diện tích tam giác AMC là: (AH x MC) / 2 = (AH x 3 x PC) / 2

Tỉ số diện tích tam giác AMC và tam giác ABC là:

\frac{{{S_{AMC}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{{AH \times PC \times 3}}{2}:\frac{{AH \times PC \times 4}}{2} = \frac{{AH \times PC \times 3}}{2} \times \frac{2}{{AH \times PC \times 4}} = \frac{3}{4}\(\frac{{{S_{AMC}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{{AH \times PC \times 3}}{2}:\frac{{AH \times PC \times 4}}{2} = \frac{{AH \times PC \times 3}}{2} \times \frac{2}{{AH \times PC \times 4}} = \frac{3}{4}\)

Bài 2:

Gọi chiều cao của hình tam giác đó là a, duy ra độ dài đáy là 2 x a

Theo bài ra, ta có diện tích tam giác là: a x 2 x a : 2 = 4

Hay a x a = 4

Vì 4 = 2 x 2 nên a = 2

Vậy chiều cao của hình tam giác là 2m = 20dm.

Bài 3:

Gọi AH là chiều cao của tam giác ABM. Suy ra AH cũng là chiều cao của các tam giác AMC

Diện tích tam giác AMC là: (AH x MC) : 2 = (AH x 5) : 2 = 34cm²

Suy ra AH = 34 x 2 : 5 = 13,6cm

Diện tích tam giác ABM là: (AH x BM) : 2 = (13,6 x 7,6) : 2 = 51,68cm²

Bài 4:

Goi AH là chiều cao của tam giác ABC. Suy ra AH cũng là chiều cao của các tam giác ABI và ACI

Có BC = BI + IC = 2 x BI (vì BI = IC)

Diện tích tam giác ABC là: (AH x BC) : 2 = (AH x BI x 2) : 2 = 72cm²

hay AH x BI = 72 x 2 : 2 = 72

Diện tích tam giác ABI là: (AH x BI) : 2 = 72 : 2 = 36cm²

Có AB = AM + MN + NB = 3 x AM (vì AM = MN = NB)

Gọi IK là chiều cao của tam giác ABI thì ta cũng có diện tích tam giác ABI bằng:

(IK x AB) : 2 = 36cm²

hay IK x AB = IK x AM x 3 = 36 x 2 = 72

IK x AM = 72 : 3 = 24

Diện tích tam giác AIM là: (IK x AM) : 2 = 24cm²

Bài 5:

Nối A và D thì AD là đường cao của tam giác ABD

Diện tích hình tam giác BDA là: (40 x 4) : 2 = 80m²

Diện tích hình tam giác ABC là: (40 x 80) : 2 = 1600m²

Diện tích hình tam giác ADC là: 1600 – 80 = 1520m²

Chiều cao DE của hình tam giác DAC là: 1520 x 2 : 80 = 38m

Diện tích hình tam giác DEC hay diện tich còn lại của mảnh đất là: (80 - 4) x 38 : 2 = 1444m²

Bài 6:

Nối Q với M thì MQ là đường cao của tam giác MNQ

Diện tích tam giác MNQ là: (15 x 4) : 2 = 30m²

Diện tích tam giác MNP là : (15 x 20) : 2 = 150m²

Diện tích tam giác MNP là: 150 – 30 = 120m²

Chiều cao QE của hình tam giác MQP là: (120 x 2) : 20 = 12m

Diện tích hình tam giác QEP hay diện tích còn lại của mảnh đất là: (20 - 4) x 12 : 2 = 96m²

Bài 7:

Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích hình tam giác ảnh số 8

a, Các hình tam giác có chung đỉnh A gồm: ABD, ADC, ABE, ACE, ABM, AMC, ABC.

Diện tích tam giác ABD = diện tích tam giác BDE = diện tích tam giác BEM (có chung đường cao vẽ từ B đến AM và AD = DE = EM)

Diện tích tam giác ADC = diện tích tam giác CDE = diện tích tam giác CME (có chung đường cao vẽ từ C đến AM và AD = DE = EM)

Diện tích tam giác BEM = diện tích tam giác CEM (có chung đường cao vẽ từ E đến BC và BM = MC)

Do đó : {{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ABD}} = {S_{BDE}} = {S_{ADC}} = {S_{CDE}} = {S_{CME}}\({{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ABD}} = {S_{BDE}} = {S_{ADC}} = {S_{CDE}} = {S_{CME}}\)

Vậy {S_{BEM}} = {S_{EMC}} = 420:2 = 210\({S_{BEM}} = {S_{EMC}} = 420:2 = 210\)cm²

Ta có diện tích tam giác AMB và diện tích tam giác ACM là: 210 x 3 = 630cm²

Diện tích tam giác ABE và diện tích tam giác AEC là: 210 x 2 = 420cm²

Diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác ADC là: 210cm²

Diện tích tam giác ABC là: 210 x 6 = 1260cm²

b, Diện tích tam giác ABE và diện tích tam giác BEC bằng nhau và bằng 420cm² mà hai hình tam giác ABE, BEC chung đáy BE do đó hai đường cao vẽ từ A và C đến BE bằng nhau

Như vậy diện tích tam giác AEN bằng diện tích tam giác CEN và vì EN là đáy chung nên suy ra AN = NC

Bài 8:

Hai hình tam giác ACE và CDE có chung đường cao vẽ từ C đến AD và {{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ACE}} = 2 \times {S_{CDE}}\({{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ACE}} = 2 \times {S_{CDE}}\) (vì 6 = 2 x 3)

Do đó AE = 2 x ED

Hai hình tam giác ABE, BDE có chung đường cao vẽ từ B đến AD và AE = 2 x ED

Do vậy {{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ABE}} = 2 \times {S_{BDE}} = 9:2 = 4,5\({{\mathop{\rm S}\nolimits} _{ABE}} = 2 \times {S_{BDE}} = 9:2 = 4,5\) cm²

Diện tích tam giác ABC là: 9 + 4,5 + 6 + 3 = 22,5cm²

--------------

Ngoài Bài tập Toán lớp 5: Hình tam giác các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Toán lớp 5

    Xem thêm