Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5 Có đáp án

Bài tập luyện từ và câu lớp 5 Từ nhiều nghĩa bao gồm lý thuyết và các bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng rèn luyện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 5. Tài liệu còn để các em học sinh vận dụng kỹ năng tự luyện các dạng bài tập Tiếng Việt.

1. Lý thuyết về Từ nhiều nghĩa lớp 5

Từ nhiều nghĩa là gì?

- Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Lưu ý: Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

- Nghĩa gốc: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

- Nghĩa chuyển: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

→ Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

Ví dụ về Từ nhiều nghĩa

VD1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.

VD2: Với từ "Ăn'':

  • Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
  • Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
  • Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
  • Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
  • Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
  • Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
  • Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.

→ Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa.

VD3: Tôi đi sang nhà hàng xóm.

→ Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển)

Bài tập về từ nhiều nghĩa

2. Bài tập về Từ nhiều nghĩa lớp 5

Bài 1: Từ in đậm nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển?

- Huy là tay vợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.

- Đường chân trời bị mây mù che mất, khiến mặt biển trông như đang nối liền với bầu trời.

- Chú hề có cái i đỏ chót, trông thật là ngộ nghĩnh.

- Bụng trống tròn, to mà rỗng ở bên trong, nên khi vỗ vào trống kêu rất to.

Bài 2: Xác định nghĩa của của các từ in đậm mà em tìm được ở Câu 1. Nêu nghĩa gốc của các từ đó.

Bài 3: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.

Bài 4: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b) Xương sườn, sườnnúi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Bài 5: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a) Vàng:

- Giá vàng trong nước tăng đột biến

- Tấm lòng vàng

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b) Bay:

- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

- Đàn cò đang bay trên trời

- Đạn bay vèo vèo

- Chiếc áo đã bay màu

Bài 6:Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:

a) Cân (là DT, ĐT, TT)

b) Xuân (là DT, TT)

Bài 7:Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

Bài 8. Nối mỗi cụm từ có tiếng trông ở bên trái với nghĩa thích hợp của cụm từ ở bên phải:

a) Trông lên đỉnh núi

 

(1) hướng đến ai với hi vọng đượcgiúp đỡ

b) Cử người trông thi

 

(2) nhìn bằng mắt

c) Nhà trông ra hướng đông

 

(3) để ý coi sóc, bảo vệ

d) Trông vào sự giúp đỡ của bạn bè

 

(4) hướng mặt về phía nào đó

Bài 9. Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau:

  • Nơi để ở
  • Gia đình
  • Người làm nghề
  • Chỉ vợ ( hoặc chồng ) của người nói

Bài 10: Tìm nghĩa gốc của từ mũi và các nghĩa chuyển của nó chỉ bộ phận của dụng cụ hay vũ khí.

  • Nghĩa gốc của từ mũi
  • Nghĩa chuyển

Bài 11:

- Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau:

  • cờ tung bay trước gió.
  • Mỗi con người có hai phổi
  • Về mùa thu, cây rụng
  • Ông viết một đơn dài để đề nghị giải quyết

- Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ quả trong các câu sau:

  • Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
  • Quả cau nho nhỏ.
  • Trăng tròn như quả bóng.
  • Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
  • Quả hồng như thể quả tim giữa đời.

Bài 12: Đặt câu cho mỗi nghĩa sau đây của từ đầu một câu tương ứng.

- Bộ phận trên cùng của người, có chứa bộ não.

- Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.

- Vị trí trước hết của một khoảng không gian.

- Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.

Bài 13: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt câu:

- Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. (VD : cự li chạy 100 m)

- Tìm kiếm. (VD: chạy tiền)

- Trốn tránh. (VD: chạy giặc)

- Vận hành, hoạt động. (VD: máy chạy)

- Vận chuyển. (VD: chạy thóc vào kho)

Bài 14. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau:

a) “Đông” chỉ một hướng, ngược với hướng tây:

b) “Đông” chỉ một mùa trong năm:

c) “Đông” chỉ số lượng nhiều:

Bài 15: Đặt câu với các nghĩa sau của từ chân:

- Bộ phận cơ thể người hay động vật, tiếp xúc với mặt đất để đi lại.

- Bộ phận của vật tiếp xúc với mặt đất.

- Cầu thủ bóng đá.

- Người trong tổ chức, tập thể nào đó.

Bài 16: Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây:

- Cây hồng rất sai quả.

- Mỗi người có một quả tim.

- Quả đất quay xung quanh mặt trời.

Bài 17: Tìm các từ ngữ và đặt câu.

- Tả âm thanh của gió.

- Tả âm thanh tiếng mưa.

- Tả âm thanh tiếng hát.

Bài 18. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng bảo mang nghĩa: “giữ, chịu trách nhiệm”

  1. Bảo kiếm
  2. Bảo toàn
  3. Bảo ngọc
  4. Gia bảo

Bài 19. Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”.

  1. bảo vệ
  2. bảo hành
  3. bảo kiếm
  4. bảo quản

3. Đáp án bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5

Để xem đáp án, mời các bạn TẢI FILE về máy!

----------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc sưu tầm các dạng Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5 cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5, ôn thi vào lớp 6 mới nhất.

Đánh giá bài viết
179 91.664
Sắp xếp theo

Luyện từ và câu lớp 5

Xem thêm
Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5 Có đáp án