Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì?
Câu hỏi: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì?
Trả lời:
Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ
1. Từ nhiều nghĩa là gì?
Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.
2. Khái niệm về nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.
Ví dụ:
+ Em bé đang tập đứng
+ Đôi mắt tôi to là đen nhánh.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ
Ví dụ:
+ Việt Nam đang vươn lên để có chỗ đứng trên trường quốc tế
+ Quả na có rất nhiều mắt.
3. Ví dụ
Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A
A |
B |
Răng |
a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe. |
Mũi |
b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn. |
Tai |
c) Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi. |
Gợi ý: Em hãy nối hai cột dựa vào quan sát của mình về đặc điểm và lợi ích của răng, mũi, tai.
Trả lời:
Răng - b; Mũi - c; Tai - a
Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
Gợi ý: Em chú ý các từ răng, mũi, tai và công dụng của chúng được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Răng (cào): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc, nhưng răng cào dùng để cào thóc, ngô,... không dùng để nhai.
- Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.
- Tai (ấm): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Tai ấm là bộ phận tay cầm của chiếc ấm, dùng để rót nước, không dùng để nghe.
Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài tập 2 có gì giống nhau?
Gợi ý: Em quan sát răng cào, mũi thuyền và tai ấm và so sánh đặc điểm của chúng với các từ trong bài tập 1.
Trả lời:
Nghĩa của các từ đó giống nhau ở chỗ:
- Từ răng: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng.
- Từ mũi: cùng chỉ bộ có đầu nhọn nhô ra phía trước.
- Từ tai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như cái tai.
4. Luyện tập
1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mắt:
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b) Chân:
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c) Đầu:
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
Trả lời:
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
Đôi mắt của bé mở to. |
Quả na mở mắt. |
Bé đau chân. |
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. |
Khi viết, em đừng nghẹo đầu. |
Nước suối đầu nguồn rất trong. |
2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa
Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: “lưỡi”, “miệng”, “cổ”, “tay”, “lưng”
Gợi ý: Em hãy quan sát các đồ vật xung quanh và gọi tên mỗi bộ phận của chúng có sự chuyển nghĩa của những từ lưỡi, miệng, cổ tay, lưng.
Trả lời:
– Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu…
– Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa…
– Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay…
– Tay: tay áo, tay ghế, tay tre, một tay bóng bàn.
– Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê…
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nghĩa gốc và nghĩa chuyển là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.
- Từ ghép với từ Nghĩ
- Từ láy có vần D – Từ láy có âm đầu là D
- Từ đồng nghĩa với lạc quan
- Từ láy có vần R – Từ láy có âm đầu R
- Từ láy có vần L - Từ láy có âm đầu L
- Từ láy với từ Nhỏ
- Đọc hiểu bài Rừng Phương Nam
- Từ láy âm đầu
- Nội dung bài hát Chúng em cần hòa bình
- Từ láy có âm cuối Ng
- Từ ghép về gia đình
- Đọc hiểu bài Cây đa quê hương
- Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch
- Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước
- Từ láy có vần En
- Phân biệt S và X
- Đọc hiểu bài Tiếng sáo diều
- Thế nào là từ ngữ miêu tả?
- Phân biệt TR và CH
- Đất lành chim đậu nghĩa là gì?
- Từ láy về chiều cao
- Từ ghép với từ Rá
- Từ láy có vần C – Từ láy có âm đầu là C
- Đặt câu với từ trung thực, nhân hậu, bầu trời?
- Từ ghép với từ Hoa
- Đọc hiểu Bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể
- Đặt câu với thành ngữ bốn biển một nhà?
- Từ ghép với từ Tâm
- Từ ghép về quê hương
- Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp?
- Từ ghép về trường học
- Từ láy có vần Um
- Thứ tự miêu tả trong bài văn hoàng hôn trên sông Hương
- Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê
- Đọc hiểu bài Đà Lạt
- Biện pháp tu từ trong bài Vàm Cỏ Đông
- Nội dung bài Cảnh đẹp non sông
- Từ ghép về học tập
- Nội dung bài Gà Trống và Cáo
- Từ ghép về nghề nghiệp
- Câu tục ngữ nói về siêng năng kiên trì
- Tính từ là gì?
- Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên
- Cách phân biệt ƯƠN và ƯƠNG
- Đọc hiểu Công việc đầu tiên
- Nội dung bài Vẽ trứng
- Từ ghép về thiên nhiên
- Thành ngữ có từ nước
- Từ láy có vần G – Từ láy có âm đầu là G
- Câu tục ngữ nói về lòng nhân hậu
- Câu tục ngữ nói về sự giả tạo
- Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào có hình ảnh so sánh?
- Từ láy về thái độ
- Từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng
- Từ ghép với từ Rụng
- Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân?
- Từ ghép với từ Nắng
- Từ láy có vần Gi – Từ láy có âm đầu Gi
- Tìm từ láy chỉ màu xanh
- Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận