Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ghép về học tập

VnDoc xin giới thiệu bài Từ ghép về học tập được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép về học tập

Trả lời:

bút chì

thước kẻ

cục tẩy

hộp bút

bảng đen

bút dạ

bút nước

bút chì

phấn trắng

phấn vàng

phấn xanh

màu chì

bút đỏ

bút bi

bút xanh

bút máy

mực đen

bút chì kim

thước nhựa

thước gỗ

bàn gỗ

bảng nhựa

ghế gỗ

giấy màu

1. Câu ghép là gì?

Câu ghép là hình thức câu được tạo ra bởi nhiều vế câu ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp với nhau tạo ra câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh và nó phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại.

2. Ví dụ về câu ghép

Hễ con chó / đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật.

Con / chó chạy sải thì con khỉ / gò lưng như người phi ngựa.

3. Cách nối các vế câu trong câu ghép

Có ba cách nối

a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.

b) Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

c) Nối các vế câu bằng quan hệ từ: Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Để biểu thị những mối quan hệ đó, có thể sử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau.

Để nối các vế, có thể sử dụng:

c.1. Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …

c.2. Các cặp quan hệ từ:

- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà …

- Nếu … thì …; hễ .. thì …

- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng …

- Chẳng những … mà còn …; không chỉ … mà còn.....

- Để … thì …v.v.

4. Một số mối quan hệ giữa các vế câu ghép

4.1. Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả:

Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế, có thể sử dụng:

Quan hệ từ: vì, bởi vì, do, nên, cho nên. …

Cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên), bởi vì … nên (cho nên), …

VD: Vì trời mưa to nên lớp em không lao động.

4.2. Quan hệ : điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả

Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng;

Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, …

Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … thì …; hễ mà … thì …;

VD: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi.

4.3. Quan hệ tương phản

Để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:

Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, …

Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …

VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.

4.4. Quan hệ tăng tiến

Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế, có thể sử dụng các cặp quan hệ từ:

Không những … mà còn

Không chỉ … mà còn

VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.

4.5. Quan hệ mục đích

Để biểu thị quan hệ mục đích giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:

Quan hệ từ: để, thì, …

Cặp quan hệ từ: để … thì …

Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.

5. Nối các vế câu trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Để thể hiện những mối quan hệ đó, ngoài các quan hệ từ, có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu với nhau.

Một số cặp từ hô ứng được dùng để nối các vế câu trong câu ghép:

vừa … đã …; chưa … đã …; mới … đã …; vừa … vừa …; càng … càng …

Ví dụ: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu …; ai … nấy …; gì … ấy…

Ví dụ: Chúng tôi đi đến đâu, rừng ào ào chuyển động đến đấy.

Thuỷ Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.

6. Các dạng bài tập hay về câu ghép

Dạng 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép

Ví dụ: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép đó trong đoạn văn sau:

Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương.

Đáp án: Nước rút nhanh,/ hoa cỏ bừng nở,/ chim gọi bầy làm tổ, /ong tìm hoa làm mật/.

Vậy, câu ghép trên có 4 vế.

Dạng 2: Viết tiếp vế

Đề bài

Gợi ý làm bài

1. Mùa hè đã đến,…

Mùa hè đến, bác Mặt trời thức dậy sớm sau lũy tre làng.

2. Mặt trời lặn,…

Mặt trời lặn, bầu trời khoác lên mình chiếc áo màu đen.

3. Nếu trời mưa to,..

Nếu trời mưa to, cánh đồng trước nhà tôi có thể bị ngập.

4. Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh,…

Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh, Dì Năm là một phụ nữ anh hùng, kiên cường và dũng cảm.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép về học tập. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 82
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Mật
    Củ Mật

    hay quá

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Gà Bông
        Gà Bông

        🙋🙋🙋🙋🙋

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm