Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ghép về thiên nhiên

Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ ghép về thiên nhiên được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép về thiên nhiên

Trả lời:

chim họa mi

hoa hồng

mây trắng

nắng vàng

mưa nhỏ

tuyết trắng

núi cao

nắng chói

sông rộng

bể sâu

ngựa con

con vẹt

con cá

mèo con

con chó

ngựa vằn

trời xanh

núi rừng

mặt trời

mưa to

1. Từ là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: từ đơn và từ phức.

2. Thế nào là từ đơn, từ phức

Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.

3. Phân loi từ ghép

Từ ghép chính phụ:

- Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng bao hàm một sự việc, một hành động hay một sự vật. Còn tiếng phụ thường sẽ đứng sau tiếng chính, và chịu trách nhiệm bổ sung nghĩa ngôn ngữ chính. Để từ đó, tạo thành một từ có ý nghĩa rộng hơn hoặc cụ thể hơn. Từ ghép này có sự phân biệt rõ ràng.

- Ví dụ về từ ghép phụ: hoa hồng, bánh mì, thịt bò… nếu chỉ có từ đơn “hoa”, “bánh”, “thịt” thì sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng (rất nhiều loại hoa, rất nhiều loại bánh và thịt cũng có nhiều loại). Nhưng khi thêm từ “hồng”, “mì”, “bò” thì từ đã được cụ thể hóa hơn rất nhiều. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn chi tiết về sự vật, sự việc mà người nói muốn nói đến ở đây là gì.

Từ ghép đẳng lập

- Là loại từ ghép có cấu trúc được tạo thành từ 2 từ đơn trở lên tạo thành. Từ ghép đẳng lập thì cả 2 (hoặc 3) từ đơn đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được coi là từ chính và ngược lại.

- Ví dụ: cây cỏ, hoa lá, bút nghiên,… có thể thấy khi tách biệt 2 tiếng của các từ trên ta đều có thể hiểu được ý nghĩa của nó “cây” và “cỏ”; “hoa” và “lá”; “bút” và “nghiên”,… không từ nào phụ thuộc nghĩa của từ nào.

4. Bài tập về từ ghép

Bài tập 1: Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại trong các từ ghép (được in đậm) và xếp vào ô thích hợp

a. Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đạp trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.

(Tô Ngọc Hiến)

b. Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đông, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, tráng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

(Theo Trần Lê Văn)

Từ ghép tổng hợp

M. Ruộng đồng, ....

Từ ghép phân loại

M. Đường ray, ....

Bài làm:

Từ ghép tổng hợp

Ruộng đồng, núi non, làng xóm, hình dạng, màu sắc, gò đống, bờ bãi.

Từ ghép phân loại

Xe đạp, xe điện, tàu hỏa, đường ray, máy bay.

Bài tập 2: Phân loại các từ ghép

Phân loại các từ ghép hán việt: Sơn hà, xâm phạm, giang sơn, quốc gia, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc

- Từ ghép chính phụ: ............................................................................

- Từ ghép đẳng lập: ...........................................................................

Bài làm:

  • Từ ghép chính phụ: thiên thư, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc
  • Từ ghép đẳng lập: sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm

Bài tập 3: Viết một đoạn văn chủ đề về thiên nhiên có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận(đoạn văn từ 10-12 câu)

Trả lời:

Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát Huế tình,... hòa quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ. Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,... những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “...cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,... Nhiều thứ hòa quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,... mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép về thiên nhiên. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😦😦😦😦😦😦

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Bảo Ngân
      Bảo Ngân

      😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Chanaries
        Chanaries

        😐😐😐😐😐😐

        Thích Phản hồi 21/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm