Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặt câu với từ trung thực, nhân hậu, bầu trời?

VnDoc xin giới thiệu bài Đặt câu với từ trung thực, nhân hậu, bầu trời? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặt câu với từ trung thực, nhân hậu, bầu trời?

Trả lời:

Trung thực:

- Trung thực là một đức tính tốt của con người.

- Tuấn đã trung thực khi nhận lỗi sai của mình

- Trung thực, khuyên tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt con người

Nhân hậu:

- Lan có một tấm lòng nhân hậu.

- Bà tôi rất nhân hậu

Bầu trời:

- Bầu trời hôm nay thật đẹp

- Bầu trời có màu xanh

- Tôi từng nghĩ em là cả bầu trời của tôi

Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ.

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong câu có 3 thành phần chính gồm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đó:

+ Thành phần chính: là chủ ngữ và vị ngữ là bắt buộc phải có mặt trong câu.

+ Thành phần phụ: Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu.

a - Chủ ngữ (CN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? Việc gì?...

b - Vị ngữ (VN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi: ...làm gì? ...như thế nào? ....là gì?

c - Trạng ngữ (TN):

Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. TN bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có TN. TN thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều TN. Các TN có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Thành phần vị ngữ trong câu

Đặc điểm của vị ngữ

Vị ngữ kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian đứng trước nó như các từ: đã, sẽ, đang, từng, mới, sắp …

Ví dụ:

Tôi sẽ học thật giỏi để cha mẹ tự hào.

Trâm Anh từng là một học sinh giỏi trong lớp.

Mẹ đang nấu ăn.

Bố sắp đi công tác xa nhà.

Bích Phương mới mua một chiếc điện thoại mới.

Tùy ý nghĩa, đối tượng, trường hợp giao tiếp mà chúng ta thêm các phó từ trước vị ngữ một cách thích hợp.

Vị ngữ trả lời các câu hỏi như “là gì?, làm gì?, như thế nào?”

Ví dụ:

Trả lời câu hỏi là gì?

Trâm Anh là gì?

Câu trả lời: Trâm Anh là một học sinh giỏi trong lớp.

Trả lời câu hỏi làm gì?

Mai đang làm gì?

Câu trả lời: Mai đang học bài.

Cấu tạo của vị ngữ

Thường là danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ trong câu.

Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ

Ví dụ 1:

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

Trong câu các vị ngữ gồm:

Nằm sát bên bờ sông: vị ngữ có cấu tạo là một cụm động từ.

Ồn ào, đông vui, tấp nập: 3 vị ngữ này có cấu tạo là tính từ.

Ví dụ 2:

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam có cấu tạo là một cụm danh từ.

Thành phần chủ ngữ trong câu

Vai trò của chủ ngữ trong câu

Chủ ngữ nêu lên tên của sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, nhìn hoàng hôn xuống.

Chủ ngữ: “Tôi” có hành động nêu ở vị ngữ.

Ví dụ 2: Nắng vàng rực rỡ trên sườn đồi.

Chủ ngữ “nắng vàng” là hiện tượng có đặc điểm nêu ở vị ngữ.

Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ai?, cái gì?, con gì?”

Ví dụ 1: Con chim đang hót trên cành cây.

Chủ ngữ “con chim” trả lời cho câu hỏi con gì đang hót trên cành cây.

Ví dụ 2: Gia Bảo là học sinh hát hay nhất lớp.

Chủ ngữ “Gia Bảo” trả lời cho câu hỏi ai hát hay nhất lớp.

Cấu tạo của chủ ngữ trong câu

Chủ ngữ có thể cấu tạo từ các thành phần gồm:

1. Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là đại từ trong câu, các đại từ phổ biến như “tôi, Anh, Chị, chúng tôi, chúng mình, Ông, Bà, Cha, Mẹ…”

Ví dụ:

- Anh ấy hát rất hay.

- Hôm nay, chúng mình sẽ đi xem phim.

- Bà có mái tóc bạc phê.

- Mẹ là người quan tâm mình nhiều nhất.

2. Chủ ngữ là danh từ trong câu

Ví dụ:

- Pari là thủ đô nước Pháp.(chủ ngữ là danh từ riêng)

- Điện thoại là phương tiện để con người liên lạc với nhau (Điện thoại là danh từ chỉ đồ vật)

- Sợi dây này được làm từ cao su (Sợi dây là danh từ chỉ đơn vị).

3. Chủ ngữ là động từ trong câu

Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ của học sinh.

Chủ ngữ là tính từ trong câu

Ví dụ: Trung thực là một đức tính tốt.

Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu với từ trung thực, nhân hậu, bầu trời? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    🤪🤪🤪🤪🤪🤪🤪

    Thích Phản hồi 14/06/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😝😝😝😝😝😝😝

      Thích Phản hồi 14/06/22
      • Heo Ú
        Heo Ú

        tuyệt vời

        Thích Phản hồi 14/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm