Từ đồng nghĩa với từ to lớn
Từ đồng nghĩa với từ to lớn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ đồng nghĩa với từ to lớn
Câu hỏi. Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
Trả lời:
- Đẹp: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, đẹp đẽ, mỹ lệ, tươi đẹp, đèm đẹp…
- To lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…
- Học tập: học hành, học hỏi, học…
ảnh
1. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với rộng lớn là gì?
Từ đồng nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, chỉ những tự tự nghĩa mới có hiện tượng đồng nghĩa từ vựng.
Những từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.
Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc loại trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hay đai trong đất đai thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.
Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ (thường là các hư từ) như sẽ, tuy, với… thường đóng vai trò công cụ diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngữ pháp, từ vựng học không chú ý đến các loại từ này.
Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do như nhà, đẹp, ăn hoặc những từ độc lập về nghĩa những hoạt động tự do như quốc, gia, sơn, thủy… thì xảy ra hiện tượng đồng nghĩa. Nhóm sau thường là các từ Hán-Việt. Như vậy có thể nói hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở những từ thuần Việt và Hán-Việt.
Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
Vậy từ đồng nghĩa, trái nghĩa với rộng lớn gì?
– Từ đồng nghĩa với rộng lớn là mênh mông, bao la– Từ trái nghĩa với rộng lớn là hạn hẹp, nhỏ hẹp
Đặt câu với từ rộng lớn:
– Cánh đồng lúa của quê hương ta thật rộng lớn/bao la/mênh mông quá
2. Bài tập về từ đồng nghĩa
Câu 1. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:
- Sung sướng
- Toại nguyện
- Phúc hậu
- Giàu có
Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
- Cầm.
- Nắm
- Cõng.
- Xách.
Câu 3. Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
- Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
- Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
- Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.
- Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
Câu 4. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?
- phang
- đấm
- đá
- vỗ
Câu 5: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:
- Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc
- Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
- Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
- Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?
- quyền công dân
- quyền hạn
- quyền thế
- quyền hành
Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ gọn gàng?
- ngăn nắp
- lộn xộn
- bừa bãi
- cẩu thả
Câu 8: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?
- Cây bút trẻ
- Trẻ con
- Trẻ măng
- trẻ trung
Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hòa bình”?
- Thái bình, thanh thản, lặng yên.
- Bình yên, thái bình, hiền hòa.
- Thái bình, bình thản, yên tĩnh.
- Bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 10: Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
- Leo - chạy
- Chịu đựng - rèn luyện
- Luyện tập - rèn luyện
- Đứng - ngồi
Đáp án
Câu 1. A | Câu 2. C | Câu 3. C | Câu 4. D | Câu 5: C | Câu 6: A | Câu 7: A | Câu 8: B | Câu 9: D | Câu 10: C |
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ đồng nghĩa với từ to lớn. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.