Từ ghép với từ Tâm
Từ ghép với từ Tâm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ ghép với từ Tâm
Câu hỏi: Từ ghép với từ Tâm
Trả lời:
tâm an, tâm lý, tâm thần, tâm trạng, tâm thức, tâm tình, thiện tâm, vọng tâm, nội tâm, thành tâm, ác tâm, tà tâm….
1. Các kiểu câu theo mục đích nói
Kiểu câu | Dấu hiệu hình thức | Chức năng | Ví dụ |
Câu nghi vấn | - Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ (có)…không (đã)…chưa - Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm. | Dùng để hỏi | Em ăn cơm chưa? |
Câu cầu khiến | - Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào - Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm. | Dùng để: + Ra lệnh + Yêu cầu, đề nghị + Khuyên bảo | Đừng mở cửa sổ! |
Câu cảm thán | - Chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, Thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... - Kết thúc bằng dấu chấm than | Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc | - Ôi, trời hôm nay thật đẹp! |
Câu trần thuật | Không có đặc điểm của các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán | Dùng để: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc | Hôm nay tôi đi học. |
Câu phủ định | Chứa các từ ngữ phủ định: – không, không phải, không phải là,… – chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,.. – đâu phải, đâu có phải,… | Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Bác bỏ một ý kiến, một nhận định. | Tôi không ra Hà Nội hôm nay |
2. Bài tập về câu
Bài tập 1. Xác định câu nghi vấn trong những ngữ liệu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a) Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi, còn không?
(Lượm – Tố Hữu)
b) Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để giải khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. (Lão Hạc – Nam Cao)
c) Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này!
Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:
-Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?
Vắt tay lên trán, anh Dậu thở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của người ốm:
-Tôi lên nhà lão Hội Ích.
-Có được đồng nào hay không?
- Chẳng được gì cả.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
d) Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy lại xị mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Bài tập 2: Hãy đặt câu với các từ cảm thán sau: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…
Hướng dẫn làm bài
Từ cảm thán | Câu cảm thán |
Ôi | Ôi, hôm nay trời thật đẹp! |
Than ôi | Than ôi, mệt mỏi quá! |
Hỡi ơi | Hỡi ơi ông trời! |
Chao ôi | Chao ôi, bạn ấy xinh thật đấy! |
Trời ơi | Trời ơi, sao số tôi khổ thế! |
Thay | Thương thay cho những người nghèo khổ! |
Biết bao | Quê hương em biết bao tươi đẹp! |
Xiết bao | Nhớ mẹ xiết bao! |
Biết chừng nào | Biết chừng nào mình mới có tiền! |
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Tâm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.