Từ ghép với từ Ngay

Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ ghép với từ Ngay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép với từ Ngay

Trả lời:

ngay thẳng, ngay ngáy, ngay thật, ngay lưng

1. Dấu chấm (.)

- Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

- Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

Ví dụ:

Trâm Anh là một học sinh giỏi, ngoan hiền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến bạn ấy.

2. Dấu chấm hỏi (?)

Trái ngược với nghĩa dấu chấm, dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.

Ví dụ:

- Hôm nay là thứ mấy?

3. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (...)

- Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.

Ví dụ:

- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại học Y Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông,...là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.

- Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:

+ Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra

+ Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.

+ Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.

+ Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của người đọc.

4. Dấu hai chấm (:)

- Báo hiệu một sự liệt kê (Ví dụ như: Sóng địa chấn, nhịp tim của bệnh nhân, lưu lượng của các dòng chảy hay âm thanh, sóng điện từ, tín hiệu số,...)

- Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:

+ Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp

+ Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước

+ Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại

Ví dụ: Những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

5. Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng

Đoạn văn 1

Trăng đã lên. Ánh trăng bàng bạc toả xuống làm mặt sông Hương thêm rộng hơn, thơ mộng hơn. Thuyền từ từ lướt đi nhờ sức đẩy êm nhẹ của mái chèo. Tiếng nhạc dìu dặt nổi lên và lan xa trên mặt nước. Đó là tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, sáo... hoà vào nhau réo rắt, du dương. Rồi tiếng hát của các ca sĩ trẻ cất lên: điệu lí hoài nam nghe vời vợi nhớ thương; điệu lý ngựa ô nghe rộn ràng tiếng vó câu; điệu hò Huế nghe xa vời sâu lắng một nỗi niềm non nước...

Đoạn văn 2

Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị… Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sách để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Ngay. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 13
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    😱😱😱😱😱

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Thần Rừng
      Thần Rừng

      😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Tiểu Thư
        Tiểu Thư

        🤲🤲🤲🤲🤲🤲🤲

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm