Từ ghép với từ Rá

Từ ghép với từ Rá được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép với từ Rá

Trả lời:

Từ ghép với từ Rá

rổ rá

rá gạo

rá rau

đan rá

nan rá

cạp rá

1. Khái niệm về từ ghép

Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ như ông bà, trắng tinh, bút chì,…

2. Phân loại từ ghép

Từ ghép chính phụ

Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa như sau: từ chính thể hiện vai trò ý nghĩa chính còn từ phụ chỉ đi theo để bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Phần từ chính thường có ý nghĩa khá rộng còn từ phụ thì có nghĩa hẹp hoặc không có nghĩa.

Ví dụ:

- Bà ngoại

- Bút chì

- Con cái

- Hoa mai

- Xanh ngát

- Máy bay

- Thuyền buồm

- Thước kẻ,…

Từ ghép đẳng lập

Là cụm từ được cấu tạo nên từ 2 từ khác nhau và mang một ý nghĩa nhất định. Trong đó vai trò của mỗi từ trong cụm từ là như nhau chứ không phân biệt từ chính hay từ phụ như ghép chính phụ. Chính vì thế mà từ ghép đẳng lập sẽ có hàm nghĩa rộng hơn và diễn tả được nhiều hơn.

Ví dụ: bàn ghế, cha mẹ, anh chị, giày dép, chai lọ, sách vở, hoa lá, quần áo, ăn uống, ông bà, nhà cửa,…

3. Cách phân biệt từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn

3.1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,...

3.2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

3.3 Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...

Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

3.4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích chòe,...

3.5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,...

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Rá. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 8
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Tiểu Thư
      Tiểu Thư

      😤😤😤😤😤😤

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Vịt Con
        Vịt Con

        😜😜😜😜😜😜

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm