Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ghép với từ Gia

Từ ghép với từ Gia được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép với từ Gia

Trả lời:

Gia đình

Gia tài

Gia thế

Thiếu gia

Đại gia

Gia giáo

1. Từ láy

Từ láy là từ được tạo nên từ các tiếng giống nhau về vần. Thông thường từ gốc ở phía trước và từ láy âm hoặc vần của tiếng gốc sẽ ở phía sau. Các tiếng đó có thể là một hoặc hai tiếng và chúng đều không có nghĩa. Tuy nhiên chúng sẽ thành từ có nghĩa khi ghép lại với nhau.

Chúng được chia làm hai loại là láy bộ phận và láy toàn bộ. Dựa trên cấu trúc trùng lặp và các bộ phận được lặp để phân loại chúng. Láy bộ phận nghĩa là các từ có âm đầu và vần giống nhau.

  • Các vần được láy với nhau thì gọi là láy vần. Chẳng hạn như: linh tinh, liêu xiêu,….
  • Khi bắt gặp những từ mà cả hai có âm tiết đầu tiên giống nhau thì được gọi là láy âm tiết đầu. Chẳng hạn như: thỉnh thoảng, long lanh, lung linh,…

Đối với láy toàn bộ các tiếng sẽ được lặp lại hoàn toàn. Tuy nhiên có một chút sự thanh đổi trong thanh điệu hay nhưng phụ âm cuối. Điều này mang đến cho âm thanh sự hài hòa khi viết hoặc nói. Chẳng hạn như: ầm ầm, đu đủ, rưng rưng, xa xa,…

2. Công dụng của từ láy và một số ví dụ về chúng

Công dụng là tạo ra được sắc thái biểu cảm và tạo nên được âm điệu cho câu từ. Bên cạnh đó còn thể hiện được cảm xúc và tâm trạng của người nói hay người viết. Trong văn học chúng được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật. Điều này nhằm biểu đạt và thể hiện chính xác được ý đồ của tác giả.

Một số từ láy bộ phận hay gặp như: lao xao, nhấp nháy, lảo đảo,… Láy toàn bộ thường thấy như: xanh xanh, rầm rầm, thỉnh thoảng,….

3. Từ ghép là gì?

Từ ghép là từ phức, chúng được tạo ra bởi các tiếng có mối quan hệ về tiếng với nhau. Chẳng hạn như: ông bà, bố mẹ, bàn ghế,…

Chúng được chia làm hai loại là ghép chính phụ và ghép đẳng lập.

  • Ghép chính phụ là từ được ghép bởi từ chính và từ phụ. Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ chính thường đứng đằng trước còn từ phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của chúng thường hẹp hơn khá nhiều. Chẳng hạn như xe máy, vàng hoe,…
  • Ghép đẳng lập là hai từ bình đẳng không phân chia chính hay phụ. Nghĩa của chúng thông thường cũng sẽ rộng hơn nhiều. Chẳng hạn như: vợ chồng, quần áo, nhà cửa,…

4. Công dụng và một vài ví dụ của từ ghép

Chúng thường giúp cho người nói và người viết diễn đạt được ý nghĩa câu từ trong lời nói hay lời văn của mình. Người đọc hay người sẽ hiểu rõ hơn ý của người viết hay người nói một cách chuẩn xác nhất.

Ví dụ về ghép chính phụ như: mát mẻ, sân bay, đỏ lòe,… Ghép đẳng lập như: bàn ghế, quần áo, giày dép,…

5. Bài tập về từ láy, từ ghép

Bài tập 1:  Xác định từ đơn, từ láy và từ ghép trong đoạn văn sau:

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…”

Bài tập 2: Trong các từ láy sau đây, từ nào láy có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?

Trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhụ, xùm xụp.

Bài tập 3:  Xét những từ gạch chân sau đây, xem đâu là cụm danh từ, đâu là từ ghép?

a. Anh em có nhà không?

- Anh em đi vắng rồi ạ!

b. Chúng tôi coi nhau như anh em.

c. Hoa hồng đẹp quá.

d. Hoa hồng quá.

e. Em thích ăn bánh rán.

f. Bánh rán cháy quá.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Gia. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 78
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo con ngốc nghếch
    Heo con ngốc nghếch

    🧐🧐🧐🧐🧐🧐

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      ✌✌✌✌✌✌✌

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Friv ッ
        Friv ッ

        😮😮😮😮😮😮😮😮

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm