Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

VnDoc xin giới thiệu bài Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

Câu hỏi: Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

Trả lời:

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẩn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

1. Từ láy là gì?

- Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

- Từ láy thường được sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

2. Phân loại từ láy

Từ láy bộ phận

- Khi tìm hiểu về loại từ láy này, các bạn học sinh thường thắc mắc “từ láy có âm đầu là gì?” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì?”. Câu trả lời đó chính là từ láy bộ phận.

- Như vậy, từ láy bộ phận là từ có phần vần hoặc phần âm được láy giống nhau. Ví dụ như sau:

Láy âm đầu: Mếu máo, xinh xắn, mênh mông, mênh mang, ngơ ngác, ngáo ngơ, nhỏ nhắn, ngan ngát, nhỏ nhẹ,…

+ Hú hí, thủ thỉ, đủng đỉnh, nhúc nhích

+ Gồ ghề, hổn hển, cồng kềnh, ngốc nghếch

+ Cò kè, cót két, ngo ngoe, long lanh, nhóc nhách.

+ Nhu nhơ, đù đờ, ú ớ.

+ Hỉ hả, rỉ rả, xí xóa

+ Hục hặc, lúc lắc, vùng vằng,

+ Hốc hác, mộc mạc, nhồm nhoàm

+ Khề khà, lê la, hể hả

+ La liếm, tha thẩn, le lói, nhớn nhác…

Láy vần: Liêu xiêu, tẻo teo, liu diu, lim dim, lồng lộn, lao xao, lông ngông, lắt nhắt, róc rách, lênh khênh…

+ Lẫy bẩy, luẩn quẩn, lim dim, lác đác.

+ Bầy hầy, bâng khuâng, bông lông, bỡ ngỡ

+ Càu nhàu, kề rề

+ Hấp tấp

+ Khéo léo, khúm núm, khọm rọm

+ Mung lung (mông lung)

+ Tênh hênh, tuốt luốt, táy máy, tần ngần, tẹp nhẹp

+ Xiềng liềng, xo ro…

Từ láy toàn bộ

- Là những từ có cả phần âm, phần vần, thậm chí là thanh điệu cũng được lặp lại giống nhau.

Ví dụ như: Xanh xanh, ào ào, hồng hồng, tím tím, luôn luôn,…

- Đôi khi để tạo sự hài hòa về âm thanh và dùng để nhấn mạnh, một số từ có thể được thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Ngoan ngoãn, lồng lộng, thoang thoảng, tim tím,…. xinh xinh, xanh xanh, chuồn chuồn, đo đỏ, trăng trắng, hồng hồng, tim tím, rưng rưng, rơm rớm..., đo đỏ,xa xa, thăm thẳm, xinh xinh, nho nhỏ, nhỏ nhỏ, tẹo teo, xanh xanh

3. Tác dụng của từ láy

- Từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.

- Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, tình trạng, âm thanh… của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 14/06/22
    • Hằngg Ỉnn
      Hằngg Ỉnn

      🤩🤩🤩🤩🤩🤩

      Thích Phản hồi 14/06/22
      • Tiểu Báo
        Tiểu Báo

        thật tuyệt

        Thích Phản hồi 14/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm