Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt L và N

Phân biệt L và N được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phân biệt L và N

Câu hỏi: Phân biệt L và N

Trả lời:

L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa,…), N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).

Ví dụ: chói lòa, lóa mắt, loảng xoảng, lòa xòa, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, lóa sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, túy lúy, ...

- Trong cấu tạo từ láy :

+ Cả l và n đều có từ láy âm nhưng chúng không láy ấm với nhau. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm l hoặc n.

Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu, lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...

+ Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).

Ví dụ: la cà, lờ đờ, lò dò, lù đù, lơ mơ, lan man, lõm bõm, lạch bạch, ... gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, ăn năn,... cheo leo, chói lọi, lông bông, khét nẹt, khoác lác, ...

- Một số từ có thể thay thế âm đầu nh bằng âm đầu l.

Ví dụ: nhời - lời, nhẽ - lẽ, nhỡ - lỡ, nhát - lát, nhăm nhe - lăm le, nhấp nhánh - lấp lánh, nhố nhăng - lố lăng, ...

- Một số từ có thể thay âm đầu đ, c bằng âm đầu n.

Ví dụ: đấy - nấy, cạo - nạo, kích – ních, cạy - nạy, ...

- Những từ dùng chỉ vị trí hoặc chỉ sự ẩn nấp thường viết bằng n.

Ví dụ: này, nọ, ni, nớ, nào, nấp, náu, né, nép, ..

Bài tập 1

Điền vào chỗ trống:

PHIẾU BÀI TẬP A

l hay n?

Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những ...ương đỗ, ....ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị ....ưng đeo gùi tấp ....ập đi ....àm .....ương. Những con bò vàng bước đì thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút .....ên trong trẻo.

(Theo Tập đọc 5, 1980)

PHIẾU BÀI TẬP B

v hay d?

Chiếc xe từ Sài Gòn ....ề làng, .....ừng trước cửa nhà tôi. Xe ....ừng nhưng máy .....ẫn nổ, anh lái xe ....ừa bóp kèn, vừa .....ỗ cửa xe, kêu lớn:

- Thằng Năm .....ề!

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, .....ội .....àng đứng dậy, chạy .....ụt ra đường.

(Theo Nguyễn Quang Sáng)

Bài làm:

PHIẾU BÀI TẬP A

l hay n?

Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đì thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.

(Theo Tập đọc 5, 1980)

PHIẾU BÀI TẬP B

v hay d?

Chiếc xe từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn:

- Thằng Năm về!

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.

(Theo Nguyễn Quang Sáng)

Bài tập 2

Điền l / n:

…o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …òe …oẹt, …ơm …ớp.

Điền l / n:

Hoa thảo quả ảy dưới gốc cây kín đáo và ặng ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ửa, chứa ắng.

Bài tập 3

Điền l /n:

Tới đây tre ứa à nhà

Giò phong an ở nhánh hoa nhuỵ vàng

Trưa ằm đưa võng, thoảng sang

Một àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.

án đêm, ghé tạm trạm binh

Giường cây ót á cho mình đỡ đau

(Tố Hữu)

Bài tập 4:

Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l /n:

a) trường Tam Đảo chạy quanh quanh

Dòng qua nhà lấp xanh

Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng

Đàn cừu gặm cỏ yên

(Vĩnh Mai)

b) Trăng tỏa từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mây trắng lững trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm ban phát từng hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng, nức.

(Đức Huy)

*Đáp án:

a) nông, nước, lánh, lượn, non, lành.

b) lan, lờ, lặng, làn, nàn, náo.

Bài tập 5

Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.

*Đáp án:

la: la bàn, la cà, la đà, la hét, la liệt, la ó, bao la, dò la,

lạc: lạc đà, lạc đề, lạc đường, lạc hậu, lạc quan,

lạm: lạm dụng, lạm phát, lạm quyền, tiêu lạm,

nam: nam nữ, gió nam, Miền Nam, phương Nam,

lam: lam lũ, lam nham, danh lam thắng cảnh, màu lam, tham lam,

lan: lan man, lan tràn, sà lan, tràn lan,

nan: nan cót, nan rổ, nan hoa xe đạp, quạt nan, thuyền nan,

nanh: nanh ác, nanh nọc, nanh cọp, nanh độc, nanh lợn, nanh vuốt, răng nanh,

lao: lao công, lao động, lao xao, gian lao,

lát: lát cắt, lát bánh, lát gạch, lát sàn, đan lát, chốc lát, giây lát,

lăm: lăm le, lăm lăm, mười lăm, hăm lăm,

lăng: lăng miếu, lăng mộ, lăng kính, lăng tẩm, xâm lăng,

năng: năng suất, năng động, năng khiếu, chức năng, siêng năng, tài năng,

lập: lập công, lập dị, lập đông, lập hạ, lập luận, sáng lập, tự lập, thành lập,

neo: neo thuyền, gieo neo, thả neo, neo đậu, neo lại,

nép: nép chặt, nép mình, nép vào, nem nép, khép nép,

linh: linh kiện, linh thiêng, anh linh, tâm linh, thần linh, vong linh, lung linh,

nòng: nòng cốt, nòng nọc, nòng súng, đạn lên nòng,

lóng: lóng lánh, lóng ngóng, tiếng lóng,

lỗi: lỗi lầm, lỗi thời, mắc lỗi, xin lỗi, thứ lỗi, sửa lỗi, tội lỗi,

lung: lung linh, lung lay, lung tung, mông lung,

nương: nương náu, nương rẫy, ruộng nương, lên nương, làm nương,

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Phân biệt L và N. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    tuyệt vời

    Thích Phản hồi 18/06/22
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 18/06/22
      • Phô Mai
        Phô Mai

        😋😋😋😋😋😋😋😋

        Thích Phản hồi 18/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm