Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch

Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch

Trả lời: chiều chiều, chói chang, chông chênh, Chễm chệ, Chanh chua, Choi chói

1. Định nghĩa từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.

2. Phân loại từ láy

Trong Tiếng Việt chúng ta học thì từ láy sẽ được phân chia làm 2 loại nhé các bạn, dựa theo cấu tạo giống nhau và cấu trúc trùng lặp của các bộ phận mà từ láy được phân chia thành từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Trong đó:

* Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là từ láy mà các tiếng được lặp lại với nhau cả phần âm và phần vần. Trong đó một số trường hợp nào đó các bạn có thể bắt gặp có tiếng trước biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Nhờ đó mà giúp Tiếng Việt trở nên hài hòa về âm thanh lẫn âm điệu hơn.

Ví dụ: Một màu “xanh xanh”, màu “tim tím”, màu “vàng vàng”,…

* Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận là những từ lặp lại cả phụ âm và phần vần.

Ví dụ: Mãi mãi, luôn luôn, xa xa, ào ào,..

Hay có thể một số từ được thay đổi về phụ âm cuối hoặc thanh điệu.

Ví dụ: Mỏng manh, thăm thẳm, tiêu điều, thông thoáng,…

3. Phân biệt về từ láy và từ ghép

Như vậy các bạn cũng đã nắm bắt được định nghĩa từ láy là và từ ghép là gì? Vậy cách phân biệt 2 từ này như thế nào chúng ta cùng tiếp tục trong nội dung tiếp theo nhé!

Trong Tiếng Việt của người Việt của chúng ta nó vốn dĩ đã rất phong phú và đa dạng về ngôn từ, tuy nhiên cũng khá phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa của từ. Và từ láy và từ ghép có sự chuyển hóa lẫn nhau mà có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 từ này. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố cơ bản để chúng ta có thể phân biệt được từ láy và từ ghép.

Cách 1: Láy âm – từ láy có nghĩa

Trong Tiếng Việt những từ láy âm có rất nhiều, vì thế mà tất cả những từ Hán việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định đó chính là từ ghép chứ hoàn toàn không phải là từ láy, dù từ d dó có ngẫu nhiên láy âm đi chăng nữa.

Cách 2: Từ ghép thuần Việt 2 âm tiết đều có nghĩa nên không thể là từ láy

Lấy ví dụ: che chắn, trai trẻ và máu mủ,… đây được coi là từ ghép nhé các bạn. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó được xem là từ láy âm Vd: lảm nhảm, tàu lửa, lạnh lùng,…

Cách 3 : Nếu 2 tiếng trong từ đổi vị trí cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép

Khi chúng ta đổi vị trí các tiếng trong một từ với nhau thì sẽ được từ mới mà từ mới đó có nghĩa thì được coi là từ ghép Vd: Ngủ đi – đi ngủ, con nhỏ – nhỏ con, mệt mỏi – mỏi mệt, thẩn thờ – thờ thẩn,…

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    cảm ơn VnDoc

    Thích Phản hồi 22/06/22
    • Nguyễn Đăng Khoa
      Nguyễn Đăng Khoa

      😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 22/06/22
      • Su kem
        Su kem

        cho thêm mấy bài liên quan nữa nhé ad

        Thích Phản hồi 22/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm