Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách phân biệt từ đơn và từ phức

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách phân biệt từ đơn và từ phức được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách phân biệt từ đơn và từ phức?

Câu hỏi: Cách phân biệt từ đơn và từ phức?

Trả lời:

Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.

1. Từ đơn là gì?

Định nghĩa

- Hiểu đơn giản nhất từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

Ví dụ: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

Ví dụ: bàn, ghế, cây, hoa, lá, đẹp, hay, xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

Cấu tạo của từ đơn

- Từ định nghĩa từ đơn là gì, ta thấy được rằng, bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: Âm, vần và thanh.

+ Âm: Trong tiếng việt có 22 phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. Bên cạnh đó, có 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

+ Vần: Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

+ Thanh: Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

Ví dụ minh họa: Tiếng “nhà” được cấu tạo bởi phụ âm “nh”, vần “a” và thanh huyền.

Phân loại từ đơn

– Có hai loại từ đơn đó là: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

+ Từ đơn một âm tiết hiểu đơn giản là những từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ như: nước, dầu, mỡ, bánh…

+ Từ đơn đa âm tiết là từ có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ như: tivi, oto…

– Trường hợp đặc biệt: từ loại đó cũng được gọi là từ đơn, tuy nhiên lại bao gồm 2 tiếng riêng biệt như: xà phòng, bồ kết, mì chính… Bởi những từ được cấu tạo bởi 2 hình vị nhưng hình vị bị lệ thuộc nên chỉ được coi là 1 hình vị hay là một từ đơn đa âm.

2. Từ phức là gì?

Định nghĩa

Từ phức là từ được cấu thành từ ít nhất hai tiếng hoặc nhiều hơn. Khia phân chia các tiếng trong từ phức, tức là để mỗi tiếng đứng một cách riêng lẻ thì mỗi tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Trong từ phức có hai loại đó là từ láy và từ ghép. Ví dụ: ô tô, điện thoại, đường xá, bông hoa, chăm chỉ, cần cù…

Cấu tạo của từ phức

Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

* Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.

- Ví dụ: vui vẻ

+ Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

+ Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

* Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

- Ví dụ: lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).

+ Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

- Ví dụ: xinh xắn

+ Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.

* Kết luận:

- Từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.

- Các từ phức ở những ví dụ trên đây đều có nghĩa và nghĩa của các từ thường khác với nghĩa của từng tiếng khi tách riêng ra. Khi dùng từ phức, người ta chú ý dùng theo nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ đó.

Phân loại từ phức

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy

- Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. Ví dụ: nhà ở, xe cộ, ruộng vườn, giao thông… Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

+ Ví dụ:

Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

- Từ láy: Được cấu thành từ hai tiếng và các tiếng có mối quan hệ về mặt ngữ âm. Trong đó từ láy được chia ra thành hai loại là láy bộ phận và láy toàn bộ. Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

+ Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

+ Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách phân biệt từ đơn và từ phức. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Bình
    Bảo Bình

    😱😱😱😱😱😱

    Thích Phản hồi 13/06/22
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      hay quá

      Thích Phản hồi 13/06/22
      • Anh nhà tui
        Anh nhà tui

        😅😅😅😅😅😅

        Thích Phản hồi 13/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm