Nội dung bài Kì diệu rừng xanh
VnDoc xin giới thiệu bài Nội dung bài Kì diệu rừng xanh được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nội dung bài Kì diệu rừng xanh
- I. Bố cục bài Kì diệu rừng xanh
- II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- 1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- 2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
- 3. Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?
- 4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên
- III. Trắc nghiệm bài Kì diệu rừng xanh
Câu hỏi: Nội dung bài Kì diệu rừng xanh
Lời giải:
Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng xanh thật kì bí.
→ Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
I. Bố cục bài Kì diệu rừng xanh
Bài được chia thành 3 đoạn:
Đoạn 1: “Từ đầu đến… lúp xúp dưới chân”.
Đoạn 2: “Nắng trưa……nhìn theo”.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Nội dung: Vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Những muông thú trong rừng được miêu tả như sau:
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
- Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
- Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
- Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
- Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?
Sau khi tìm hiểu văn bản "Kì diệu rừng xanh" thì chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên
- Vẻ đẹp của rừng qua cái nhìn của tác giả thật kì diệu.
- Bài văn hay và đẹp khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người chung sức bảo vệ thiên nhiên.
- Khu rừng mà tác giả miêu tả đẹp như một khu vườn cổ tích, em ao ước một lần mình được lạc vào thế giới diệu kì ấy.
- Qua góc nhìn của tác giả, rừng xanh hiện lên với một không gian rực rỡ sắc màu của cây cối, của những loài động vật. Bài đọc khiến em thêm yêu mến thiên nhiên và mong muốn một lần được đi vào khu rừng cổ tích ấy.
III. Trắc nghiệm bài Kì diệu rừng xanh
Câu 1. Khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp điều gì?
- Một lối đi đầy hoa và ong bướm bay lượn
- Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ
- Một chiếc cầu xinh xắn bắc ngang một dòng sông thơ mộng
- Mối lối đi đầy nấm dại
ĐÁP ÁN: D
Câu 2. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
- Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.
- Tác giả thấy vạt nấm rừng như những chiếc ô nhỏ xinh với màu sắc sặc sỡ.
- Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
- Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
ĐÁP ÁN: A, C, D
Câu 3. Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
- Làm cho những cây nấm gần gũi hơn với con người.
- Làm cho cảnh vật trong rừng khiến người khác sợ hãi, cẩn trọng hơn khi bước vào.
- Cả A và C
ĐÁP ÁN: A
Câu 4 . Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? có thể chọn nhiều đáp án
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
- Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
- Mấy chú chim non hót ríu rít sau những bụi cây.
- Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
- Những chú bướm xinh xắn đang bay lượn hết từ khóm hoa này tới khóm hoa khác.
- Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
ĐÁP ÁN: 1, 2, 4, 6.
Câu 5. Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
- Sự xuất hiện của muông thú làm cho cánh rừng thêm sôi động bởi những âm thanh, tiếng kêu của chúng.
- Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
- Sự xuất hiện của muông thú khiến con người thêm e dè và đề phòng mỗi khi bước chân vào khu rừng.
- Sự xuất hiện của muông thú khiến con người thấy yên tâm hơn rất nhiều khi bước vào cánh rừng.
ĐÁP ÁN: B
Câu 6. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Vì trong rừng toàn một sắc xanh, chỉ có một cái cây lá vàng rợi ở nơi trung tâm.
- Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
- Vì người dân đặt tên “vàng rợi” theo màu sắc yêu thích của người đã tìm ra khu rừng này.
- Vì “vàng rợi” là màu sắc đem lại sự may mắn nên người dân đặt tên cho rừng khộp như
vậy là mong mọi người luôn gặp may mắn trong cuộc sống
ĐÁP ÁN: B
Câu 7. Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì".
- Điệp ngữ
- So sánh
- Nhân hóa
- Liệt kê
ĐÁP ÁN: B
Câu 8. Nhân vật "tôi" thấy mình lạc vào một thế giới như thế nào?
- thần bí
- thần thánh
- thần đồng
- thần kì
ĐÁP ÁN: A
Câu 9. Trong rừng có sự xuất hiện của những sự vật nào?
- Nấm dại
- Lâu đài kiến trúc tân kì
- Đền đài, miếu mạo, cung điện
- Vượn bạc má.
- Chồn sóc
- Cây khộp
- Những con mang
ĐÁP ÁN: 1, 4, 5, 6, 7
Câu 10. Tác giả cảm thấy như thế nào khi bước vào khu rừng?
- Cảm giác gần gũi như đang ở nhà mình.
- Cảm giác lo sợ, rợm ngợp khi bước vào chốn rừng núi hoang dã.
- Cảm giác đang lạc vào một thế giới thần bí.
- Cảm giác tò mò muốn khám phá thiên nhiên.
ĐÁP ÁN: C
Câu 11 . Ý nghĩa của bài văn Sự kì diệu của rừng xanh?
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được sự hoang sơ, kì bí của rừng. Cẩn trọng hơn khi bước chân vào những khu rừng như thế này.
- Cảm nhận được thiên nhiên kì thú từ đó thêm yêu thiên nhiên hơn.
- Cảm nhận được những nguy hiểm ẩn nấp trong khu rừng kì bí từ đó mà chú ý tới việc an toàn khi bước chân vào rừng.
Đáp án: A
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nội dung bài Kì diệu rừng xanh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.