Câu tục ngữ nói về sự giả tạo

Câu tục ngữ nói về sự giả tạo được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu tục ngữ nói về sự giả tạo

- Ăn gian nó giàn ra đấy

Ý nghĩa: Khi đang làm việc gian dối thì sẽ thể hiện ra nét mặt, không giấu được những người xung quanh.

- Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối

Ý nghĩa: Người bình thường mà ăn ở ngay thẳng tốt hơn nhiều người tu hành mà sống giả dối. Phê phán những kẻ đạo đức giả. Thà ăn thịt ăn cá nhưng lòng ngay thẳng còn hơn ăn chay nhưng thực tâm sống không tốt, dối gian.

- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Ý nghĩa: Để thử nhân cách của một người hãy thử họ ở độ trung thực.

- Miệng nam mô, bụng bồ dao găm

Ý nghĩa: ý để chỉ những kẻ giả dối, miệng thì nói lời từ bi, nhân nghĩa, đạo đức nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc địa.

- Bụng gian miệng thẳng

Ý nghĩa: Phê phán những kẻ giả dối, ngoài miệng thì ra vẻ thật thà nhưng trong bụng thì đầy gian trá.

Ví dụ: Trên đời này, tôi sợ nhất là những kẻ “bụng gian miệng thẳng”.

- Buôn đằng sóng, nói đằng gió

Ý nghĩa: Không trung thực, làm một đằng nói một nẻo.

- Buôn gian bán lận

Ý nghĩa: Mua bán gian trá, lừa lọc.

Ví dụ: Làm kinh doanh thì nên trung thực, không nên “buôn gian bán lận”.

- Bứng cây sống trồng cây chết

Ý nghĩa: Phê phán những kẻ chuyên bịa chuyện để hại người.

Ví dụ: Tôi không hề lấy trộm đồ của anh, đừng có mà “bứng cây sống trồng cây chết” như thế.

- Cơm cá giả mặt bụt

Ý nghĩa: Làm điều dối trá trước mặt người tinh tường thì không được.

- Đi dối cha, về nhà dối chú

Ý nghĩa: Không thật thà, trung thực với người trên.

Ví dụ: Dù trông bề ngoài lịch sự nhưng thực chất hắn ta lại là một con người rất gian xảo, thường xuyên “đi dối cha, về nhà dối chú”.

- Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

Ý nghĩa: nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.

Ví dụ: Tôi khuyên cậu nên thú nhận tất cả mọi chuyện với họ đi, cứ nói dối mãi thế này cũng không phải là cách, bởi vì “đường đi hay tối, nói dối hay cùng” mà.

- Khẩu Phật tâm xà

Ý nghĩa: Ngoài miệng thì hiền lành, tử tế nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc ác.

Ví dụ: Vụ việc lần này đã làm lộ rõ bản chất “khẩu Phật tâm xà” của bà ta.

- Mật ngọt chết ruồi

Ý nghĩa: Lời lẽ, giọng điệu thì ngọt ngào, quyến rũ nhưng lại rất giả dối, nguy hiểm. Khuyên chúng ta không nên tin vào những lời lẽ ngọt ngào đầy giả tạo.

Ví dụ: Chỉ cần cô ấy nói ngọt một chút là anh ta liền đổ gục. Thật đúng là “mật ngọt chết ruồi” mà.

- Sáng trăng quân tử dạo chơi

Dạo đi dạo lại có nơi mất quần

Ý nghĩa: Quân tử là hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng. Nhưng “có nơi mất quần” ý chỉ người ở ngoài là mặt quân tử nhưng thực ra lại đi ăn cắp. Phê phán những kẻ tỏ ra đạo mạo nhưng thực chất lại sống không tốt.

- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay

Ý nghĩa: (“Nêu” là tên gọi một loại cây thường được trồng vào tết âm lịch) Phê phán những người có chức trọng quyền cao nhưng không ngay thẳng,

- Nói dối như cuội

Ý nghĩa: Nói dối thường xuyên.

Ví dụ: Đừng có tin lời con bé đó. Nó nổi tiếng là “nói dối như cuội” đấy.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu tục ngữ nói về sự giả tạo. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 22
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo Ú
    Heo Ú

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 14/06/22
    • Người Dơi
      Người Dơi

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 14/06/22
      • Bon
        Bon

        👨‍🏭👨‍🏭👨‍🏭👨‍🏭

        Thích Phản hồi 14/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm