Trái nghĩa với rỗng
Trái nghĩa với rỗng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trái nghĩa với rỗng là từ gì?
Câu hỏi: Trái nghĩa với rỗng là từ gì?
Lời giải:
- Trái nghĩa với từ rỗng là đặc
Khái niệm
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.
– Ví dụ: Giàu – nghèo, cao – thấp.
Phân loại
Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm
- Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).
- Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.
Mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn
- Trong nội dung về từ đồng nghĩa – trái nghĩa, từ trái nghĩa không hoàn toàn là phần gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất. Con cảm thấy khó hiểu về lý thuyết và khi áp dụng làm bài tập. Vậy cô Thu Hoa có gợi ý gì khi xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn?
“Khi xác định từ trái nghĩa, cần xác định trong tình huống cụ thể.”
- Vì từ trái nghĩa không hoàn toàn mang các ý nghĩa khác nhau tùy trường hợp nên hãy luôn đặt từ đó vào tình huống trong câu để xác định đúng nghĩa biểu thị của nó.
– Ví dụ:
- Từ “nhạt” khi mang nghĩa về hương vị món ăn, nó trái nghĩa với từ “mặn”.
“Món canh này nhạt quá!”
- Tuy nhiên, khi từ “nhạt” mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, nó trái nghĩa với từ “đằm thắm”.
“Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của mình, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn”.
- Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh. Ví dụ như:
Người cao – người thấp, quả bóng tròn – quả bóng méo, no bụng đói con mắt…
- Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.
- Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không
- Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.
Ví dụ:
Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm
Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông
- Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.
- Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:
+ Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau
+ Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: dài – ngắn, già –trẻ, sớm – muộn, đầu – cuối,…
- Xét các khía cạnh và đặt trong nhiều tình huống thực tế khác nhau, thì có những từ ngữ bình thường vốn không hề trái nghĩa với nhau, nhưng khi đặt trong một vài ngữ cảnh thì lại được sử dụng như những cặp từ trái nghĩa. Ví dụ như: đầu Voi đuôi Chuột, mặt Sứa gan Lim, miệng hùm gan Sứa…
- Những từ như vậy thường được gọi là từ trái nghĩa ngữ cảnh, tức là chúng chỉ nằm trong thế đối sánh trái nghĩa tại một số ngữ cảnh nào đó, chứ không phải quan hệ ngữ nghĩa trong tổ chức từ ngữ của từ vựng.
- Từ đồng nghĩa – trái nghĩa là nội dung không quá phức tạp, nhưng hãy lưu ý những trường hợp phức tạp về từ đồng nghĩa không hoàn toàn và trái nghĩa không hoàn toàn để không bị nhầm lẫn.
Những trường hợp sử dụng từ trái nghĩa
Từ TN được sử dụng rất nhiều trong đời sống và cả trong văn học. Dưới đây là 3 trường hợp được sử dụng nhiều nhất:
– Dùng để tạo ra sự đối lập giữa 2 vế của câu hoặc 2 câu đối. Hay sử dụng trong ca dao, tục ngữ để mang ý nghĩa ẩn dụ phê phán sự việc, hành động.
– Tạo thế đối lập. Thường dùng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng… của tác giả trong văn thơ.
– Tạo ấn tượng cho câu văn, câu thơ, giúp chúng dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
Một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
– Lên voi xuống chó
– Lá lành đùm lá rách
– Đầu voi đuôi chuột
– Đi ngược về xuôi
– Trước lạ sau quen
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
– Thất bại là mẹ thành công
– Có mới nới cũ
– Bán anh em xa mua láng giềng gần
– Chết vinh còn hơn sống nhục
– Kính trên nhường dưới
– Cá lớn nuốt cá bé
– Khôn ba năm, dại một giờ
– Mềm nắn rắn buông
– Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu sa, lộng lẫy. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ, thanh mảnh. Những chiếc cành lá màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được “nàng công chúa kiều diễm” tự tin khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp, ngại ngùng như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.
– Từ đồng nghĩa: mảnh mai- thanh mảnh, e ấp- ngại ngùng
– Từ trái nghĩa: tự tin- e ấp
Quê hương tôi rất thanh bình và yên tĩnh. Nơi đây có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
– Từ đồng nghĩa: thanh bình, yên tĩnh
– Từ trái nghĩa: thẳng- quanh co
Ôi mùa xuân tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau 1 mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nẩy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà cửa, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Mùa hè đến tiếng ve kêu, trưa hè im ả, 1 cơn gió mát khiến ng ta cảm thấy sảng khoái hơn trong không khí nóng nực, trẻ em được nghỉ hè ra đường vui chơi nhiều hơn, mọi người cũng gắn bó với nhau hơn.. Mùa thu... không khí dễ chịu, cái thời tiết se se lạnh và những bông cúc vàng lung linh kì diệu, nhưng buổi trưa mùa thu buồn man mác và có chút cô đơn hòi mới lớn ấy thật là cảm giác khó quên... Mùa đông những cơn gió lạnh bắt đầu ùa về và con người cảm thấy cần nhau hơn, cần hơi ấm của nhau nhiều hơn... gắn kết ng ta lại với nhau là mùa mà những tình yêu thăng hoa và được xây đắp… Gọi tên cả bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, mong được sống trong không khí thật sự của bốn mùa ấy, để có được những cảm xúc thật sự cùng với cảnh vật và khí trời. Nếu cuộc đời của mỗi người được đếm bằng năm thì bốn mùa được đếm bằng tháng. Năm tháng trôi qua, bốn mùa vẫn giữ được những vẻ đẹp riêng thật tinh tế, chỉ có những cảm nhận của con người là thay đổi, nhưng ta vẫn yêu, vẫn tha thiết gọi tên bốn mùa yêu thương, bởi lẽ thời tiết vẫn luôn trung thành và gắn với tâm trạng con người.
– Từ trái nghĩa: buồn tẻ <> vui tươi
– Từ đồng nghĩa: vui tươi = vui vẻ
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trái nghĩa với rỗng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.