Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ghép với từ Cũ

Từ ghép với từ Cũ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép với từ Cũ

Trả lời:

Sách cũ, bàn cũ, ghế cũ, cũ kĩ, nếp cũ, bạn cũ,…

1. Các kiểu câu đơn

- Câu kể Ai làm gì ?: Câu kể Ai làm gì? được dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc đồ vật (được nhân hóa).

VD: Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

- Câu kể Ai thế nào?: Câu kể Ai thế nào? được dùng để miêu tả về đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

VD: Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi.

- Câu kể Ai là gì?: Câu kể ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, vật.

VD: - Lan là học sinh lớp Một.

- Môn học em yêu thích nhất là môn Tiếng Việt.

Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.

- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.

- Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).

Ví dụ:

+ Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?

+ Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)

- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng.

2. Câu ghép

Câu ghép là hình thức câu được tạo ra bởi nhiều vế câu ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp với nhau tạo ra câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh và nó phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại.

Do chúng được tạo bởi nhiều câu đơn nên chúng phải được kết với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Nó có thể được nối bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng hoặc nối trực tiếp.

Bạn có thể hiểu rõ hơn qua vd câu ghép dưới đây:

– Mẹ đi làm và em đi học.

Trong ví dụ này, câu ghép được ghép từ hai vế, “Mẹ đi làm” là vế đầu, “em đi học” là vế thứ hai. Mỗi vế đều có một cụm chủ ngữ, vị ngữ sau đó được kết nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.

3. Bài tập về câu đơn và câu ghép

Bài 1: Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Bài 2: Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Bài 3: Có thể tách các vế trong câu ghép tìm được ở BT2 thành các câu đơn được không, vì sao?

Bài 4: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau

a) Nó nói và ...

b) Nó nói rồi...

c) Nó nói còn...

d) Nó nói nhưng ...

Bài 5: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau

a) Lan học bài, còn ...

b) Nếu trời mưa to thì....

c) ........, còn bố em là bộ đội.

d) ........nhưng Lan vẫn đến lớp.

Bài 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép

a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.

b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.

c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.

d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Cũ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Bi
      Bi

      🙀🙀🙀🙀🙀🙀

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Heo con ngốc nghếch
        Heo con ngốc nghếch

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 21/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm