Bài tập về đại từ
VnDoc xin giới thiệu bài Bài tập về đại từ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài tập về đại từ
1. Đại từ
Khái niệm
Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tình từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.
Đại từ có thể phân chia thành hai loại:
- Đại từ dùng để trỏ: trỏ sự vật, số lượng, tính chất sự việc, hoạt động…
- Đại từ dùng để hỏi: hỏi về số lượng, về người, về tính chất sự việc, hoạt động…
Phân các loại đại từ trong tiếng Việt
- Đại từ nhân xưng
- Đại từ nghi vấn
- Đại từ thay thế
2. Vai trò của đại từ là gì?
Trong câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò như sau:
- Là chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một tính từ, động từ hay danh từ nào đó
- Là thành phần chính trong câu
- Nhằm mục đích thay thế các thành phần khác
- Có chức năng trỏ
3. Bài tập về đại từ
Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Đáp án:
Chủ ngữ.
Vị ngữ.
Bổ ngữ.
Định ngữ.
Trạng ngữ.
Bài tập 2: Điền đại từ thích hợp và chỗ trống sau:
Cho đến nay Rùa vẫn giữ được cái giật mình ấy ở trong mình. Chứng cớ là chúng ta chỉ cần vỗ nhẹ lên mai rùa, lập tức ….. rụt đầu và co 4 chân vào trong mai.
A. nó
B. hắn ta
C. bác ta
D. anh ta
Đáp án: A. nó
Bài tập 3: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Đáp án: Những đại từ được dùng trong bài ca dao (những từ được in đậm).
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Bài tập 4: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào?
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)
Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm?- Bắc nói. (câu 2)
Tớ cũng thế. (câu 3)
Đáp án:
– Câu 1: từ bạn (DT lâm thời làm đại từ xưng hô) thay thế cho từ Bắc.
– Câu 2: tớ thay thế cho Bắc, cậu thay thế cho Nam.
– Câu 3: tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.
Bài tập 5: Dùng đại từ ở những ô thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
Đáp án:
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
Bài tập 6: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại
a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b. Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c. – Nam ơi! Cậu được mấy điểm?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
- Tớ cũng được 10 điểm.
Đáp án:
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.
c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới) bằng “cũng vậy”.
Bài tập 7: Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây, và cho biết các đại từ đó có chức năng ngữ pháp gì?
- Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!
- Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?
- Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn.
- Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.
Đáp án:
a. Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!
→ Chủ ngữ
b. Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?
→ Chủ ngữ
c. Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn.
→ Định ngữ
d. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.
→ Trạng ngữ
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Bài tập về đại từ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.