Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thứ tự miêu tả trong bài văn hoàng hôn trên sông Hương

Thứ tự miêu tả trong bài văn hoàng hôn trên sông Hương được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thứ tự miêu tả trong bài văn hoàng hôn trên sông Hương

Câu hỏi: Em hãy đọc bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” dưới đây và sắp xếp các nội dung theo đúng thứ tự miêu tả trong bài văn.

Trả lời

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộn hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

  1. Cảm nhận về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
  2. Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
  3. Tả hoạt động của con người bên bờ sông, mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
  4. Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

Đáp án đúng: A

Hoàng hôn trên sông Hương

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

– Màu ngọc lam: màu xanh đậm.

– Nhạy cảm: có khả năng phản ứng hoặc cảm nhận nhanh và chính xác trước những tác động rất nhỏ.

– Ảo giác: hình ảnh giống như thật nhưng không có thật do sai lầm của thị giác hay nhận thức đem lại.

Câu 1: Đọc và phân đoạn bài văn Hoàng hôn trên sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Xác định nội dung từng đoạn.

Gợi ý: Bài Hoàng hôn trên sông Hương được chia làm ba phần:

Mở bài: Từ đầu đến “thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này”. - Nội dung: Nêu đặc điểm của Huế vào lúc hoàng hôn.

Thân bài: Từ “Mùa thu” đến “khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt”.

- Nội dung: Sự chuyển đổi màu sắc của sông Hương cùng với những hoạt động của con người ở hai bên bờ và trên dòng sông Hương vào thời điểm hoàng hôn.

(Phần thân bài gồm hai đoạn: đoạn 1 từ “Mùa thu” cho đến “hàng cây”, nói về sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc trời tối hẳn.Đoạn 2: từ “Phía bên sông” cho đến “cũng chấm dứt”, nói về hoạt động của con người ở hai bờ sông và trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn).

Kết bài: Phần còn lại của văn bản.

- Nội dung: Huế thức dậy sau buổi hoàng hôn với nhịp sống mới.

Câu 2: Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì ging và khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

Gợi ý: Thứ tự miêu tả trong hai bài văn: Hoàng hôn trên sông Hương và Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

* Giống: Cả hai bài đều giới thiệu bao quát cảnh đang tả, sau đó mới đi vào tả cụ thể từng cảnh vật nhằm minh họa cho nhận xét chung về toàn cảnh.

* Khác:

- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.

- Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả cảnh vật theo sự biến đổi của thời gian.

Cụ thể là: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tác giả đã giới thiệu màu sắc bao trùm lên làng quê vào ngày mùa. Đó là màu vàng, sau đó tác giả di sâu hơn tả chi tiết cảnh vật với sắc độ màu vàng khác nhau, rồi thời tiết và con người cần cù say mê với công việc trong ngày mùa.

- Bài Hoàng hôn trên sông Hương, tác giả khái quát đặc điểm chung của Huế vào lúc hoàng hôn. Đó là sự yên tĩnh. Tiếp đó, tác giả tả về sự thay đổi sắc màu của sông Hương theo sự biến chuyển của thời gian từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến lúc trời tối hẳn. Cuối cùng là sự thức dậy của Huế sau thời điểm hoàng hôn.

Câu 3: Từ hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

Gợi ý: Cấu tạo của bài văn tả cảnh: Gồm có ba phần:

  1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
  2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh theo một trình tự nhất định hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
  3. Kết luận: Kết thúc việc miêu tả một cách tự nhiên hoặc nêu lên cảm nghĩ của người viết.

Câu hỏi luyện tập: Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương (TV5 – Tập 1) có đoạn tả cảnh như sau:

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn…

Em hãy cho biết đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?

Gợi ý:

– Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều)- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi (khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).

– Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.

Bài làm

Hình ảnh “Thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc” gợi tả cuộc sống ấm êm của người dân thôn xóm ven sông. Điều đó khiến cho người đọc liên tưởng đây là một bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có một không gian rộng rãi. Âm thanh “Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước” gợi tả âm thanh vang vọng ra xa trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến cho tác giả cảm giác mặt sông rộng hơn. Điều đó khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình nên thơ của dòng sông vào buổi trời chiều.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thứ tự miêu tả trong bài văn hoàng hôn trên sông Hương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    cho xin bài trắc nghiệm liên quan với

    Thích Phản hồi 19/06/22
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19/06/22
      • Ỉn
        Ỉn

        😘😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 19/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm