Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng

Câu hỏi: Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng

Trả lời:

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.

Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.

Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.

Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “ông Nhỏ”.

Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ‘'Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác".

Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.

1. Anh hùng Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được đưa sang Trung Quốc học tập. Ông là người học giỏi, nói thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh, rồi hoạt động trong Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập thanh niên cứu quốc (nay là đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kì.

Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã dũng cảm bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.

Biết ơn sự hy sinh cao cả của Anh, tượng đài anh hùng Lý Tự Trọng được đặt ở nhiều nơi trên khắp cả nước, nhiều ngôi trường được mang tên anh.

Ở tuổi 17, với chí khí của một thanh niên yêu nước, cách mạng, Lý Tự Trọng đã buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương - lần đầu tiên - phải mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đến tuổi thành niên và điều này trở thành sự kiện chính trị được chú ý trên thế giới.

Lúc ra tòa xét xử, Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Ở tuổi 17, Anh đủ lý luận và chí khí quật ngã luận điệu xuyên tạc, ban phát của bọn thực dân núp bóng luật sư bào chữa và bộ trưởng thuộc địa Chính phủ Pháp vốn sừng sỏ trong mua chuộc và cai trị các dân tộc thuộc địa.

Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên và cho rằng đã có hành động không suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:

"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi".

Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"

Những ngày cuối đời, hành động cao đẹp của Anh hùng Lý Tự Trọng đã viết thêm vào bản anh hùng ca của dân tộc.

Sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã làm cho những kẻ tra tấn Anh phải tôn trọng, kính nể gọi Anh bằng “ông nhỏ”. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".

Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử.

Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21.11.1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố, tiếng la hét phản đối thực dân của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém khiến đội quân thi hành án lúc đó phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp.

Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu 'Việt Nam! Việt Nam!'. Huy cũng như liệt sỹ Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam".

Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi "Việt Nam" và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca". Lý Tự Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.

2. Ý nghĩa của câu chuyện

Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😝😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 17/06/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      tuyệt vời

      Thích Phản hồi 17/06/22
      • Thần Rồng
        Thần Rồng

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 17/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm