Từ đồng nghĩa với nguồn gốc
Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ đồng nghĩa với nguồn gốc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ đồng nghĩa với nguồn gốc là gì?
Câu hỏi: Từ đồng nghĩa với nguồn gốc là gì?
Lời giải:
- Từ đồng nghĩa với nguồn gốc là cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, gốc rễ
Từ đồng nghĩa là gì
- Có rất nhiều khái niệm về từ đồng nghĩa, sau đây là khái niệm dễ hiểu.
- Từ đồng nghĩa là các từ các điểm chung về nghĩa (hoàn toàn hoặc một phần) nhưng lại khác nhau về âm thanh. Có thể phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… hoặc đồng thời cả hai.
Ví dụ: “Con heo” và “con lợn” là hai từ đồng nghĩa. “Con heo” là từ trong miền Nam, “con lợn” là từ dùng ngoài Bắc.
Phân loại từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa như nhau, được dùng giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối (đồng nghĩa khác sắc thái) là các từ có ý nghĩa tương đồng một phần, khi sử dụng thay thế lẫn nhau phải cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp.
– Lưu ý:
+ Đối với từ đồng nghĩa đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi sử dụng nhất là làm văn thì phải lựa chọn từ sao cho phù hợp nhất để đúng nghĩa câu, đúng văn phong và hoàn cảnh.
+ Từ đồng nghĩa được sử dụng rất tốt trong viết văn, trong một số trường hợp nó phát huy tác dụng như một cách nói giảm nói tránh.
Ví dụ: “Ba tên cướp này đã chết trong trận càn quét của công an”
“Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến sinh tử ấy”
- “Chết” và “hi sinh” là hai từ đồng nghĩa cùng biểu thị ý nghĩa sự ra đi của một cá thể con người. Nhưng trong trường hợp 2 được dùng “hi sinh” như một cách nói giảm nói tránh đi sự mất mát đau thương đồng thời thể hiện sự kính trọng, tiếc thương.
+ Ví dụ từ đồng nghĩa không hoàn toàn: tử nạn – hi sinh, vợ – phu nhân, ăn – xơi.
- Đặt câu: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với canh bí” – “Chúng mày cùng xơi hết đĩa hoa quả này nào”
+ Ví dụ từ đồng nghĩa hoàn toàn: thầy – cha – tía, mẹ – má – u,
- Đặt câu: “Thầy vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi?” – ” Con yêu cha nhất trên đời này.”
Bài tập
Câu 1. Đọc câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
<...> Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b) Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.
c) Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà...
Lời giải chi tiết:
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống, gốc rễ...
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con, vợ chồng...
Câu 2. Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
Lời giải chi tiết:
Khả năng sắp xếp:
- Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím...
- Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chị em, dì cháu, bà cháu, mẹ con..
Câu 3. Đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa
- Bạn Nga lớp em học hành rất chăm chỉ.
- Chúng ta không chỉ học những gì mà thầy cô dạy mà còn học hỏi những kiến thức từ bạn bè và những người xung quanh.
- Khung cảnh thiên nhiên núi Trường Sơn vô cùng hùng vĩ.
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
- Đẹp: đẹp đẽ, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ,...
VD: Khung cảnh thiên nhiên Hương Sơn núi sông mĩ lệ, đồng ruộng xinh tươi.
- To lớn: to đùng, to tưởng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, hùng vị...
VD: Em thấy trong Thảo cầm viên bi có ba con voi to kềnh và mấy chú hà mã to đùng.
- Học tập: học, học hành, học hỏi,...
VD: Trong quá trình học tập, chúng ta nên học hỏi những điều hay lẽ phải của thầy, của bạn.
Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu có sử dụng cặp từ đồng nghĩa (đề tài tự chọn)
1, Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
2, Bạn có nhớ ngày đầu tiên mình biết đọc những nét chữ tiếng Việt là khi nào không? Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi. Bên chiếc bàn học nhỏ xinh, mẹ đã ân cần, nhẫn nại dạy tôi đọc những chữ cái tiếng việt. Dần dần, tôi đã biết đọc những câu thơ ngắn. Càng đọc, tôi càng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới, yêu thêm quê hương đất nước mình. Khi tôi biết đọc thành thạo, tôi thường đọc những câu chuyện cổ tích dài cho bố mẹ nghe và cả nhà cùng háo hức bàn về ý nghĩa của câu chuyện đó. Qua những lời phân tích, giảng giải của mẹ đã giúp tôi hiểu thêm những bài học răn dạy trong câu chuyện mà ông cha ta đã gửi gắm. Yêu biết mấy thứ ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
Những từ đồng âm trong đoạn văn trên:
- Từ "năm" thứ nhất (danh từ, chỉ đơn vị thời gian) - từ "năm" thứ hai (số từ, chỉ số tuổi của mỗi người).
- Từ "bàn" thứ nhất (danh từ chỉ chiếc bàn, 1 đồ dùng quen thuộc) - từ "bàn" thứ hai (động từ, chỉ việc bàn bạc một công việc nào đó).
3, Khi nói nói tới màu đỏ, mọi người thường nghĩ tới màu đỏ tươi của hoa hồng. Còn tôi thì nghĩ tới màu đỏ của bông hoa phượng, loài hoa dõi theo tuổi học trò của tôi. Bởi vì mỗi khi hè tới, trên những cành cây lại có những đốm lửa đỏ rực xuất hiện. Rồi sau đó, mùa hè trôi qua, hoa lại tàn. Cứ như vậy lặp đi lặp lại. Vòng đời của cây phượng tuy đơn giản nhưng lại chứa đầy ý nghĩa với bao học sinh. Phượng mãi mãi là người bạn đồng hành trên con đường của mỗi người học sinh.
Những từ đồng nghĩa là: đỏ - đỏ tươi – đỏ rực
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ đồng nghĩa với nguồn gốc. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.