Trái nghĩa với yêu thương
Chúng tôi xin giới thiệu bài Trái nghĩa với yêu thương được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trái nghĩa với yêu thương là gì?
Câu hỏi: Trái nghĩa với yêu thương là gì?
- Thù ghét
- Căm giận
- Lo lắng
- Cả A và B
Lời giải:
Đáp án đúng D. Cả A và B
- Thương yêu là dùng hành động hoặc lời nói để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, đem lại những điều tốt đẹp tới người mình yêu quý.
- Vậy Trái nghĩa với yêu thương là Thù ghét, Căm giận
Khái niệm từ trái nghĩa
- Ngược lại với từ đồng nghĩa là gì thì bạn cũng rất dễ dàng suy ra được khái niệm về từ trái nghĩa. Đây là những từ, cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên lại có liên hệ tương liên nào đó.
- Từ trái nghĩa có thể chung một tính chất, một suy nghĩ, một hành động, song ý nghĩa là hoàn toàn trái ngược. Một số trường hợp đặc biệt, giữa 2 từ đó không có mối liên hệ nào, tuy nhiên vẫn được sử dụng để so sánh, nhấn mạnh thì người ta vẫn gọi đó là cặp từ trái nghĩa.
Phân loại từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa về mặt logic
- Đó là những từ khác nhau về âm, về sự phản ánh tính tương phản đối với một khái niệm, một thuật ngữ hay một vấn đề nào đó.
Ví dụ đơn giản như: Đường dài, đường ngắn
+ “Dài” và “ngắn” là hai từ trái nghĩa nhau, thường được áp dụng trong khoa học, toán học…
- Từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ mang nghĩa khác nhau
- Loại từ trái nghĩa này thường gây nhầm lẫn đối với từ đồng âm. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rõ bản chất qua khái niệm sau.
“Lá lành đùm lá rách”
hay “ Người lành, kẻ ác”.
- Từ trái nghĩa có điểm chung
- Một số trường hợp đặc biệt từ trái nghĩa có cùng tính chất, bản chất, thành phần hoặc một cấu tạo nào đó. Loại từ này xuất hiện nhiều trong các đoạn thơ ca, các cuộc giao tiếp…
Ví dụ: Quả cam này hơi nhạt, còn quả kia thì lại ngọt hơn.
- “Nhạt” và “ngọt” là cụm từ trái nghĩa, tuy nhiên chúng có chung tính chất đó là chỉ độ ngọt vừa, hay ngọt sắc của quả cam.
Cách sử dụng từ trái nghĩa
- Nhằm tạo sự tương phản: từ trái nghĩa thường dùng nhằm ẩn ý, phê phán hoặc đả kích một đối tượng, sự vật và sự việc nào đó.
- Ví dụ: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Đôi khi có những lời nói bắt buộc phải thốt ra, điều này sẽ gây mất lòng một số người trước, tuy nhiên lại tránh được những hậu quả hoặc điều không hay về sau.
- Tạo ra sự cân bằng, hài hòa trong một câu nói, câu văn: dùng nhiều trong thơ văn để chỉ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
- Ví dụ như: “Lên voi xuống chó”, diễn ra sự thăng trầm của người nói trong một hoàn cảnh công việc, cuộc sống.
Bài tập vận dụng
Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: Cười, khỏe, vui, gầy, giàu, ướt, chăm chỉ, khổ
Gợi ý đáp án:
- Cười >< Khóc
- Khoẻ >< Yếu
- Vui >< Buồn
- Gầy >< Béo
- Ướt >< Khô
- Giàu >< Nghèo
- Chăm chỉ >< Lười biếng
- Khổ >< Sướng
Cách tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến
- Bước 1: Truy cập link: https://vietnamese.abcthesaurus.com
- Bước 2: Điền từ cần tra vào ô tìm kiếm
- Các bạn lưu ý là kết quả sau khi tra cứu thể hiện tính tương đối vì web có cơ sở dữ liệu dựa trên 15400 từ tham khảo và 7000 thành ngữ – 1 con số ít ỏi so với lượng từ vựng trong tiếng Việt. Tuy nhiên đối với những từ phổ biến thường dùng sẽ cho kết quả tốt hơn.
Câu 1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây:
– Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.
– Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
– Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Các từ trái nghĩa:
- lành và rách
- giàu và nghèo
- áo ngắn và quần dài
- sáng và tối
Câu 2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây:
- tươi:
+ cá tươi
+ hoa tươi
- yếu:
+ ăn yếu
+ học lực yếu
- xấu:
+ chữ xấu
+ đất xấu
Câu 3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
– Chân cứng đá mềm
– Có đi có lại
– Gần nhà xa ngõ
– Mắt nhắm mắt mở
– Chạy sấp chạy ngửa
– Vô thưởng vô phạt
– Bên trọng bên khinh
– Buổi đực buổi cái
– Bước thấp bước cao
– Chân ướt chân ráo
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
Quê hương ai cũng có một dòng sông. Mỗi sáng mặt trời lấp lánh ánh bạc; tối ngày trăng lên, dòng sông quê lóng lánh những gợn vàng. Chính nơi đây vào những buổi trưa hè chúng tôi ngồi dưới gốc tre xanh um để nhìn những chiếc bè tre gỗ dài ngoằn ngoèo lừ đừ trôi xuôi. Chúng tôi nhìn những chiếc ca nô dũng mãnh phun khói chạy ngược và trong thoáng chốc mất hút vào bãi xanh của một nhánh sông.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trái nghĩa với yêu thương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.