Trái nghĩa với hòa bình
Trái nghĩa với hòa bình được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trái nghĩa với hòa bình
Câu hỏi: Trái nghĩa với hòa bình
Trả lời:
Từ trái nghĩa với hòa bình: Chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn
I. Từ trái nghĩa là gì?
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tùy theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.
Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
VD: Với từ “nhạt”:
- (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”
- (đường) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”
- (tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
- (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.
II. Phân loại từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.
Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…
III. Cách sử dụng từ trái nghĩa
Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:
Tạo sự tương phản
- Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
- Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.
Để tạo thế đối
- Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
- Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
Để tạo sự cân đối
- Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
- Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Kết luận: Sử dụng từ trái nghĩa đúng lúc, hoàn cảnh sẽ giúp câu thơ, lời văn in sâu trong lòng người đọc hơn.
IV. Bài tập ví dụ
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ dưới đây.
- Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.
- Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
- Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Trả lời:
Các từ trái nghĩa được sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ trên là:
lành - rách
giàu - nghèo
ngắn - dài
đêm - ngày
sáng - tối
Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hòa bình.
Đáp án: dối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác, to lớn, sâu sắc,….
Bài 3: Hãy viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có dùng từ trái nghĩa.
Trả lời:
Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.
⟹ Bài viết trên đã sử dụng từ trái nghĩa đó là:
+ bằng phẳng › ‹ nhấp nhô
+ lở › ‹ bồi
+ tấp nập › ‹ vắng vẻ
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trái nghĩa với hòa bình. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.