Từ ghép về con vật

Từ ghép về con vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép về con vật

Trả lời:

con bò

con trâu

con gà

con vịt

con cá

mèo con

con heo

con chim

gà mái

gà trống

ngựa con

hổ con

1. Danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ là một bộ phận của ngôn ngữ nên nó biến đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

2. Ví dụ về danh từ

Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,...

Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, ...

Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,...

3. Phân loại danh từ

Phân loại danh từ

Giải thích

Ví dụ

Danh từ đơn

Danh từ chỉ người: là những danh từ mà chúng ta có thể cảm nhận được

Thầy giáo, cô giáo, học sinh, chú bộ đội, cô lao công,…

Danh từ chỉ vật: là những từ dùng để chỉ các đồ vật mà chúng ta có thể sờ, cầm nắm được

Bút viết, quyển vở, cặp, viên phấn,…

Danh từ chỉ hiện tượng: là những hiện tượng về thời tiết, khí hậu mà chúng ta có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được

Nắng, mưa, gió, tuyết,…

Danh từ chỉ số lượng, đơn vị: là những danh từ dùng để đếm, thống kê các sự vật khác

Chiếc bút, cái cặp, thùng giấy, hộp quà, gói bánh, 2 con vịt, 3 quả táo…

Danh từ chỉ khái niệm: Là những danh từ thuộc dạng trừu tượng mà chúng ta không thể sờ, nhìn thấy hay cầm nắm được

Lý thuyết, bài giảng, ngữ pháp, tính từ, danh từ,…

Danh động từ

Là những động từ khi được ghép với các từ đứng trước để chuyển thành danh từ

Năng động -> Sự năng động; nhảy nhót -> sự nhảy nhót

Danh tính từ

Là những tính từ khi kết hợp với các từ khác sẽ chuyển thành danh từ

Trong xanh -> sự trong xanh; vui -> Niềm vui; Buồn -> nỗi buồn

4. Bài tập hay về danh từ

Dạng 1: Xác định các danh từ trong câu

Ví dụ 1: Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

(Theo LƯU QUANG VŨ)

Ví dụ 2: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
"Con gà cục tác lá chanh".
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát - TRƯƠNG NAM HƯƠNG)

Ví dụ 3: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau:

a,

Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sớm tinh sương,

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

TỐ HỮU

b,

Sư Tử bàn chuyện xuất quân

Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài

Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài

Ai ai cũng được tùy tài lập công:

Voi vận tải trên lưng quân bị

Vào trận sao cho khoẻ như voi.

(Phỏng theo LA PHÔNG-TEN, NGUYỄN MINH dịch)

Đáp án:

Ví dụ 1. Danh từ chỉ người: lũ trẻ, dân chài.

  • Danh từ chỉ vật: đàn, vườn, ngọc lan, nền đất, đường, thuyền, giấy, nước mưa, lưới, cá, hoa mười giờ, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, nhà.
  • Danh từ chỉ đơn vị: tiếng, cánh, chiếc, vũng, các, con, mái
  • Danh từ riêng: Hồ Tây.
  • Cụm danh từ: Tiếng đàn, vài cánh ngọc lan, những chiếc thuyền, những vũng nước mưa, các lối đi, bóng mấy con chim bồ câu, những mái nhà.

Ví dụ 2. Các danh từ trừu tượng trong bài: Tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, nhịp võng, ca dao, màu, Thời gian, cuộc đời, lời ru.

Ví dụ 3. a, Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông Cụ.

Các từ này được dùng gọi Bác Hồ thể hiện sự tôn kính đối với Bác.

b, Các danh từ riêng: Sư Tử, Gấu, Cáo, Khỉ, Lừa, Thỏ Đế, Vua, Trẫm.

Các từ này được dùng gọi tên các con vật đã được nhân hoá như người.

Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo

Ví dụ 1: Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó:

a, Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

b, Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

c, Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ.

d, Trong mỗi từ đều có tiếng tình.

Ví dụ 2: Tìm các danh từ có tiếng con, trong đó có 5 từ chỉ người, 5 từ chỉ con vật và 5 từ chỉ sự vật.

Đáp án: Có nhiều đáp án, sau đây là đáp án minh hoạ.

Ví dụ 1.

a) 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,...

Đó là dòng sông quanh năm nước chảy xiết.

Cửa sông là nơi sông đổ ra biển.

Trên khúc sông có hai chiếc ca nô đang chạy.

Nước sông ở đó đổi màu theo thời gian.

Sông Hồng là một con sông cái.

b) 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,...

Trời đang nắng bỗng nhiên một cơn mưa xuất hiện.

Những trận mưa lớn làm nhà cửa bị cuốn trôi.

Nước mưa có thể dùng để nấu ăn.

Mưa rào thường xuất hiện trong mùa hè.

Mưa xuân làm cho cây cối tươi tốt.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép về con vật. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 167
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      👵👵👵👵👵👵👵

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Lang băm
        Lang băm

        👋👵👵👵👋👋👋👋👋

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm