Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ láy về thái độ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ láy về thái độ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ láy về thái độ

Trả lời:

nhí nhảnh

nhóp nhép

nhũn nhặn

hồng hộc

hờ hững

minh mẫn

I. Ôn tập về cấu tạo từ

1. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ

VD: Đất, bàn,…

2. Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất dùng để đặt câu

VD: Mùa xuân, sách vở,…

3. Sơ đồ phân loại từ theo cấu tạo

từ láy

4. Các phân định ranh giới từ (Phân định từ đơn với từ phức)

- Cách 1: Dùng thao tác chêm xen

VD: Tung cánh - > Tung đôi cánh - > 2 từ đơn

Chuồn chuồn nước - > Chuồn chuồn sống ở dưới nước - > Từ phức

- Cách 2: Xét xem trong tổ hợp ấy có yếu tố nào chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc không

VD: Chim chóc, xe cộ,…

- Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn

VD: Rủ xuống, xòe ra chứ không có Rủ lên, xòe vào - > từ phức

Chạy đi thì có chạy lại, bò ra thì có bò vào - > 2 từ đơn

5. Phân biệt từ láy với từ ghép

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và về âm thì ta xếp vào từ ghép

VD: mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy

VD: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...

II. Ôn tập về dấu câu

Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)

Dấu chấm: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến).

- Ví dụ: Tôi đi học.

Dấu chấm hỏi: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.

- Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

Dấu chấm than: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

- Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá!

Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu)

- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. (dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu)

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy về thái độ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 23/06/22
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      😏😏😏😏😏😏

      Thích Phản hồi 23/06/22
      • Sunny
        Sunny

        🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 23/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm