Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên

Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên: chiến, nghĩa

Trả lời

Chiến - Đối với tiếng có âm cuối, dấu thanh đặt ở chữ các thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi). Bởi vì chiến là tiếng có âm cuối nên ta sẽ đánh dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi ê .

Nghĩa - Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi). Bởi vì nghĩa là tiếng không có âm cuối nên ta sẽ đánh dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia i .

I. Khái niệm dấu thanh

Dấu thanh là kí hiệu dùng trong chữ viết để ghi hệ thanh điệu có trong một ngôn ngữ. Thông thường, các DT tạo thành một hệ riêng bên cạnh hệ kí hiệu các chữ cái (dành cho các âm) và hệ kí hiệu các dấu ngắt câu (dành cho các đoạn ngắt trong phát ngôn). Các DT thường được đặt phía trên hoặc dưới kí hiệu các con chữ, vì vậy chúng thuộc hệ các dấu phụ. Vd. trong chữ Việt hiện nay, có các thanh huyền (\), hỏi (’), ngã (~), sắc (/), nặng (.) và không dấu.

II. Quy tắc đặt dấu thanh

1. Cấu tạo của tiếng

Mỗi tiếng thường có ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh (thanh điệu). Trong đó, vần được chia thành 3 bộ phận: âm đệm, âm chính, âm cuối. Có thể khái quát thành sơ đồ sau:

Cấu tạo của tiếng

Ví dụ:

+ Tiếng "bầu" có âm đầu "b", vần "âu", thanh "huyền". Vần "âu" thì "â" là âm chính, "u" là âm cuối.

+ Tiếng "chuyện" có âm đầu "ch", vần "uyên", thanh "nặng". Vần "uyên" thì "u" là âm đệm, "yê" là âm chính, "n" là âm cuối.

- Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ: ẵm, im, yên, ai.

- Tiếng Việt gồm 6 thanh: ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Thanh được thể hiện trên chữ viết là dấu thanh (còn gọi là dấu).

- Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính.

Ví dụ: là, lạ, toà, tạo.

*) Để hiểu cách ĐẶT DẤU THANH cần biết cách ghi nguyên âm đôi. Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi. Chúng đều có nhiều cách ghi:

- Nguyên âm đôi /ua/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là uô, thí dụ: muốn

+ Khi không có âm cuối ghi là ua, thí dụ: múa

-Nguyên âm đôi /ưa/ được ghi 2 cách:

+ Khi có âm cuối ghi là ươ, thí dụ: mượn

+ Khi không có âm cuối ghi là ưa, thí dụ: cửa

- Nguyên âm đôi /ia/ được ghi 4 cách:

+ Khi có âm cuối + không có âm đệm, ghi là iê, thí dụ: tiến

+ Khi có âm cuối + có âm đệm, ghi là yê, thí dụ: tuyến

+ Khi không có âm cuối + không có âm đệm, ghi là ia, thí dụ: mía

+ Khi không âm cuối + có âm đệm, ghi là ya, thí dụ: khuya

2. Quy tắc đặt dấu thanh

- Khi âm chính chỉ gồm 1 nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Thí dụ: lá, mạ, mắt, thịt, bút, ...

- Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng 2 chữ cái) thì chia làm 2 trường hợp:

+ Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính.

Ví dụ: muốn, miến, cường, muộn, tiện, vượng.

+ Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.

Ví dụ: múa, mía, cửa, lụa, lịa, vựa.

Bài tập vận dụng

Các tiếng có vần "oa" gồm âm đệm "o" và âm chính "a". Theo quy tắc: Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới kí tự ghi âm chính. Thì cách đặt dấu thanh ở âm a là đúng.

Vậy phải viết là "họa mi, "lòa xòa" mới đúng.

Quy tắc này áp dụng với cả vần "oe" và "uy". Ví dụ: hòe, quý,...

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
5 320
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 18/06/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 18/06/22
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 18/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm