Từ ghép về gia đình

Từ ghép về gia đình được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép về gia đình

Trả lời:

ông bà

bố mẹ

anh chị

anh cả

em út

bà ngoại

ông ngoại

anh hai

ông nội

chú thím

cô bác

em dâu

cô ruột

chị ruột

bà cô

chú dì

anh họ

chị họ

em họ

chú ruột

anh rể

bà nội

ông nội

em rể

1. Câu đơn là gì?

Câu đơn là câu có ý nghĩa hoàn chỉnh được cấu tạo bởi một tập hợp từ ngữ. Một câu cần phải diễn đạt được một ý tương đối trọn vẹn, cần có mục đích nói hoặc đối tượng nói đến.

Xét về mặt cấu tạo, câu đơn chỉ bao gồm một nòng cốt câu. Tức là câu đơn chỉ bao gồm 2 thành phần chính là một chủ ngữ và một vị ngữ. Cuối câu đơn lúc nào cũng phải kết thúc bằng một dấu chấm câu: hỏi chấm, chấm than hoặc dấu chấm.

2. Ví dụ về câu đơn

– Mùa đông sắp đến (Trong đó, “mùa đông” là chủ ngữ, “sắp đến” là vị ngữ).

– Bông hoa này rất đẹp (Trong đó “bông hoa này” là chủ ngữ, “rất đẹp” là vị ngữ).

3. Các kiểu câu đơn

Dễ thấy câu đơn sẽ được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.

- Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.

Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).

- Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.

Ví dụ đoạn đối thoại sau:

+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?

+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp ta nộp bài nhé).

- Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.

Các ví dụ câu đơn đặc biệt:

  • Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).
  • Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).
  • Ngày 9/4/1996. Hôm nay mẹ đã rất vui (Xác định 1 mốc thời gian cụ thể).
  • Mưa (Xác định chính xác cảnh tượng đang diễn ra).
  • Thành phố Đà Lạt (Xác định địa điểm, nơi chốn).
  • Tiếng reo hò. Tiếng vỗ tay (Liệt kê 1 loạt sự vật, hiện tượng).

4. Bài tập hay về câu đơn

Bài 1. Cho đoạn văn sau:

(1) Châu Chấu, Cào Cào, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm thì đi tìm khe dứa dại. (2) Trong mùa đông, chỉ có những bụi dứa dại xanh nguyên, mỗi chiếc lá dứa vẫn dỏng cái tai cứng lên nền trời xám. (3) Kẽ lá dứa sâu hoắm, ta có thể chui được vào đấy, nằm chổng đuôi ra, bất chấp mưa gió bên ngoài.

(Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)

a. Em hãy tìm và chỉ ra những câu đơn và câu ghép có trong đoạn văn trên.

b. Em hãy phân tích cấu tạo câu các câu ghép mà mình tìm được.

Bài 2 . Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép, dấu X vào ô trống đứng trước câu đơn dưới đây:

☐ Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc.

☐ Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi.

☐ Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời.

☐ Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.

☐ Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép về gia đình. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 12
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤤🤤🤤🤤🤤

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      😜😜😜😜😜

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Ỉn
        Ỉn

        😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm