Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ láy có vần En

Từ láy có vần En được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ láy có vần En

Trả lời: bẽn lẽn, đen đen, tèn ten

1. Khái niệm về từ

Từ được giải thích bên trên là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu. Từ sử dụng để gọi sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất…

Từ có nhiều công dụng như gọi tên sự vật/hiện tượng đó là danh từ, hoạt động là động từ, tính chất là tính từ.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

Nghĩa của từ rất đa dạng:

– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thẳng thắn.

3. Từ ghép

- Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

- Từ ghép được chia thành 2 kiểu:

  • Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Từ ghép hợp nghĩa, Từ ghép đẳng lập, Từ ghép song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
  • Từ ghép có nghĩa phân loại (Từ ghép phân loại, Từ ghép chính phụ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

- Lưu ý:

  • Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ, cùng động từ,...)
  • Các từ như: chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê, ôtô, môtô, rađio,… có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm).

4. Từ láy

- Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

Xem thêm: Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư,...)

- Từ tượng thanh:

  • Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế: Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...
  • VD: rì rào, thì thầm, ào ào,...

- Từ tượng hình: Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật; gợi tả màu sắc, mùi vị. VD:

  • Gợi dáng dấp: lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...
  • Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...
  • Gợi tả mùi vị: thoang thoảng, nồng nàn, ngào ngạt,...

Lưu ý:

  • Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào. VD: làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thổi ào ào (ào ào là từ tượng thanh)
  • Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này). VD: bốp (tiếng tát) , bộp (tiếng mưa rơi), hoắm (chỉ độ sâu), vút (chỉ độ cao)....

⇒ Nghĩa của từ láy: Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại .

VD: làm lụng , máy móc, chim chóc, ...(nghĩa tổng hợp) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí...(nghĩa phân loại). Tuy nhiên , ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau:

  • Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc). VD: đo đỏ >< đỏ, Nhè nhẹ >< nhẹ...
  • Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất: VD: cỏn con > con, sạch sành sanh > sạch
  • Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể. VD: gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...
  • Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn. VD: lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...
  • Diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được. VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn, tròn trặn,...

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ láy có vần En. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    tuyệt thật đó

    Thích Phản hồi 22/06/22
    • Mọt sách
      Mọt sách

      verry nice

      Thích Phản hồi 22/06/22
      • Song Tử
        Song Tử

        😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 22/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm