Câu: Từ ghép với từ Nghỉ
Chúng tôi xin giới thiệu bài Từ ghép với từ Nghỉ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Từ ghép với từ Nghỉ
Câu hỏi: Từ ghép với từ Nghỉ
Trả lời:
ngày nghỉ, kì nghỉ, nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ giải lao, nghỉ xả hơi, nghỉ mệt, nghỉ hưu, nghỉ việc …
1. Câu đơn
Khái niệm
Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.
Dấu hiệu nhận biết câu
Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trong các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Phân loại câu
* Câu kể
a) Khái niệm: Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm.
- Cuối câu kể đặt dấu chấm.
b) Câu đơn: Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.
VD: Mùa xuân // đã về.
CN VN
* Các kiểu câu kể
c.1. Câu kể Ai làm gì?:
Câu kể Ai làm gì? được dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc đồ vật (được nhân hóa).
VD: Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c.2. Câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào? được dùng để miêu tả về đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
VD: Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi.
c.3. Câu kể Ai là gì?
Câu kể ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, vật.
VD: - Lan là học sinh lớp Một.
- Môn học em yêu thích nhất là môn Tiếng Việt.
2. Câu ghép
Câu ghép là hình thức câu được tạo ra bởi nhiều vế câu ghép lại, thông thường là hai vế kết hợp với nhau tạo ra câu ghép. Trong một câu ghép, các vế tạo nên sẽ là một câu đơn, có nghĩa là một vế của câu ghép đều có cấu trúc chủ – vị hoàn chỉnh và nó phải làm toát lên mối quan hệ chặt chẽ với vế câu còn lại.
Do chúng được tạo bởi nhiều câu đơn nên chúng phải được kết với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Nó có thể được nối bằng quan hệ từ, cặp từ hô ứng hoặc nối trực tiếp.
Bạn có thể hiểu rõ hơn qua vd câu ghép dưới đây:
– Mẹ đi làm và em đi học.
Trong ví dụ này, câu ghép được ghép từ hai vế, “Mẹ đi làm” là vế đầu, “em đi học” là vế thứ hai. Mỗi vế đều có một cụm chủ ngữ, vị ngữ sau đó được kết nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.
3. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Trong mối quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả
Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,…
- Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu… thì….; nếu như … thì…; hễ… thì….; hễ mà… thì…; giá… thì…
VD:
- Em sẽ được bố đưa đi chơi nếu năm học này em đạt học sinh giỏi.
- Hễ Lan cất giọng thì cả hội trường đều im lặng và trật tự lắng nghe.
Trong mối quan hệ tương phản
Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng..
- Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy… nhưng…; mặc dù… nhưng…; dù… nhưng…
VD:
- Mặc dù không phục nhưng anh ấy vẫn cúi đầu nhận lỗi.
- Tuy nhà xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.
Trong quan hệ tăng tiến
Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những… mà…; chẳng những… mà….; không chỉ… mà…
VD:
- Hoa không những chăm học mà cô bé còn rất chăm làm việc nhà.
- Trung chẳng những đánh nhau mà anh ta còn hút thuốc và uống rượu bia.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Nghỉ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.