Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặt câu với từ nhân hậu

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặt câu với từ nhân hậu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặt câu với từ nhân hậu

Trả lời:

- Nhân hậu là một đức tính tốt đẹp của con người.

- Bà cụ ấy thật là một người có lòng nhân hậu, vị tha.

- Trái tim nhân hậu là liều thuốc tinh thần quý giá.

1. Tính từ là gì?

Tính từ là những từ dùng để nói về tính chất của một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó

2. Phân loại tính từ

Tính từ trong tiếng Việt có thể được phân loại thành:

-Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.

-Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám

-Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày.

-Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…

-Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.

-Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.

-Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.

-Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

Tính từ tiếng Việt chỉ đặc điểm

Đặc điểm là nét riêng biệt của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,…). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật… Nhưng chủ yếu sẽ thiên về đặc điểm bên ngoài hơn.

-Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài: xinh, đẹp, cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,…

Ví dụ: Cô gái kia cao quá!

Lá cây chuyển vàng vào mùa thu.

-Tính từ chỉ đặc điểm bên trong: chăm chỉ, ngoan, bền, chắc,…

Ví dụ: Con gái tôi học lớp 7. Bé rất ngoan.

Cái vali này rất nhẹ.

Tính từ tiếng Việt chỉ tính chất

Đây cũng là để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Bao gồm cả tính chất xã hội, hiện tượng cuộc sống hay thiên nhiên. Tính từ này chủ yếu thể hiện những đặc điểm phẩm chất bên trong. Những thứ mà chúng ta không nhìn được, không quan sát hay sờ, ngửi được. Mà chúng ta phải quan sát, phân tích, tổng hợp mới có thể biết được. Có những tính từ chỉ tính chất thường gặp sau: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, thân thiện, vui vẻ, hiệu quả, thiết thực, dễ gần, hào phóng, lười biếng…

Ví dụ về từ chỉ tính chất

Tính chất là đặc điểm riêng, dùng để phân biệt sự vật này với sự vật khác (theo wiki).

Ví dụ :

Tính chất của nước là không màu không mùi, không vị

Tính chất của metan là nhẹ, không màu, không mùi

Buổi đi chơi hôm nay rất thú vị.

Cô ấy rất lười biếng.

Tính từ tiếng Việt chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái là những từ chỉ tình trạng của con người, sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Từ này biểu đạt hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Một số tính từ trạng thái thường gặp: hôn mê, ốm, khỏe, khổ, đau, yên tĩnh, ồn ào…

Ví dụ:

Thành phố náo nhiệt.

Vì bị ốm nên tôi không thể đi học được.

Những từ ngữ miêu tả tính cách con người tiếng việt

Về tính cách con người có một số tính từ miêu tả tính cách tiếng Việt như:

Chăm chỉ – lười biếng, biếng nhác

Thông minh – ngu dốt

Nhanh nhẹn – chậm chạp

Cẩn thận, chu đáo – cẩu thả

Thật thà – lươn lẹo

tốt bụng – xấu tính

Dễ gần – khó gần

Điềm đạm – nóng nảy, nóng tính, cộc cằn

Dễ tính – khó tính

Niềm nở – lãnh đạm, lạnh lùng

Ham học – lười học

Tính từ miêu tả hương vị tiếng Việt

Về hương vị, tiếng Việt có một số tính từ như sau:

mặn, đậm, vừa phải – nhạt, lạt

Ngọt, đắng, cay, chát, nóng, lạnh, nồng, chua, tanh

thơm, thối, thum thủm, thoang thoảng, nồng nặc

Từ chỉ mức độ trong tiếng Việt

Cao – thấp – vừa phải, nặng – nhẹ, nghiêm trọng – nhẹ, bình thường, nhanh – chậm,

3, Bài tập về tính từ

Bài tập 1: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) Nhân hậu

b) Trung thực

c) Dũng cảm

d) Cần cù

Phương pháp giải:

Em xem xét nghĩa của mỗi từ sau đó tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với nó.

- Nhân hậu: Hiền và giàu lòng thương người, chỉ muốn đem những điều tốt lành đến cho người khác.

- Trung thực: Ngay thẳng, thật thà.

- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.

- Cần cù: Chăm chỉ và chịu khó.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ

Từ đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

Nhân hậu

nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu…

bất nhân, độc ác, bạo ác, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo…

Trung thực

thành thực, thật thà, thành thật, thực thà, chân thật, thẳng thắn…

dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa lọc, lừa đảo…

Dũng cảm

anh dũng, mạnh bạo, gan dạ, dám nghĩ dám làm…

hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược…

Cần cù

chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó…

lười biếng, lười nhác, đại lãn…

Bài tập 2:

Cô Chấm trong bài văn sau là người có tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét của em.

Cô Chấm

Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có ý thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

Theo ĐÀO VŨ

Phương pháp giải:

Từ những chi tiết miêu tả về cô Chấm, em hãy nhận xét về tính cách của cô. Chú ý bám sát nội dung của bài.

Lời giải chi tiết:

Cô Chấm trong bài văn có những tính cách sau:

* Trung thực, thẳng thắn:

- Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.

- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.

- Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế, nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.

* Chăm chỉ:

- Chấm thì cần cơm và lao động để sống.

- Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt.

- Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được.

* Giản dị: Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè, một cánh áo nâu, mùa đông hai cánh áo nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.

* Giàu tình cảm, dễ xúc động: Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu với từ nhân hậu. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 232
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươu Con
    Hươu Con

    hay cực ấy

    Thích Phản hồi 14/06/22
    • Song Tử
      Song Tử

      🧐🧐🧐🧐🧐🧐🧐

      Thích Phản hồi 14/06/22
      • Gấu chó
        Gấu chó

        😜😜😜😜😜😜

        Thích Phản hồi 14/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm