Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Từ ngữ miêu tả đôi mắt

Từ ngữ miêu tả đôi mắt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ngữ miêu tả đôi mắt?

Trả lời:

Các từ ngữ miêu tả đôi mắt: đen láy, long lanh, bồ câu, diều hâu, một mí, ti hí...

1. Tính từ miêu tả ngoại hình con người

a) Miêu tả mái tóc.

(đen nhánh, đen mượt, đen mướt, đen huyền, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, mượt như tơ, óng ả, óng mượt, óng chuốt, lơ thơ, xơ xác, cứng như rễ tre, dày dặn, lưa thưa,...)

b) Miêu tả đôi mắt.

(một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, linh lợi, linh hoạt, sắc sảo, tinh anh, gian giảo, soi mói, long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, mơ màng,...)

c) Miêu tả khuôn mặt

(trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,...)

d) Miêu tả làn da

(trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô ráp,...)

e) Miêu tả vóc người

(vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, tầm thước, cao lớn, thấp bé, lùn tịt,...)

Miêu tả hàm răng

(trắng bóng, đều đặn như những hạt bắp, răng khểnh duyên dáng, đen bóng, móm mém, ...)

Miêu tả đôi tay

(thon thả, chai sạn, thô kệch, tay búp măng, mũm mĩm, thô ráp, trắng nõn, móng tay dài, móng tay cắt gọn gàng,....)

Miêu tả cái miệng

(chúm chím, nhỏ nhắn, môi dày, môi mỏng, xinh xinh, mềm mại, hồng phớt, thâm xì, nứt nẻ, nứt toác, ....)

2. Tính từ miêu tả tính cách con người

- Tính từ miêu tả tính cách được chia thành 2 loại: tính tốt và tính xấu dựa theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

- Người có tính tốt sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy dễ chịu, hài lòng, nhiều khi mến phục và yêu quý nhưng cũng dễ bị lợi dụng. Một vài tính từ miêu tả tính tốt như: khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, lễ phép, chừng mực.

- Ngược lại, người có tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên hay bị ghét và lên án. Một vài tính từ miêu tả tính xấu như: ích kỉ, khoe khoang, gian trá, nhẫn tâm, ác độc.

3. Xác định tính từ trong tiếng Việt

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ. Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:

– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.

– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.

– Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày.

– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.

– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.

– Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.

– Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.

– Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

=> Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi. Ví dụ, so sánh:

– Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.

– Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu. Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ. Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời. Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật.

=> Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng. Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau đây:

* Tính từ do danh từ chuyển loại.

Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà quê (trong: cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ (trong: hành động côn đồ).

* Tính từ do động từ chuyển loại.

Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

4. Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:

– Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.

– Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn ngày, vàng chanh

– Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó nói.

– Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra tính từ mới. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn, chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ngữ miêu tả đôi mắt. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    quá hay

    Thích Phản hồi 23/06/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 23/06/22
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        cho xin mấy bài liên quan chủ đề này với ạ?

        Thích Phản hồi 23/06/22
        • Riin
          Riin

          quên tả mũi kìa

          Thích Phản hồi 18/12/22
          🖼️

          Gợi ý cho bạn

          Xem thêm
          🖼️

          Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

          Xem thêm