Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt Từ đồng nghĩa với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa?

Trả lời: Từ đồng nghĩa

– Phân loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).

– Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng nhé!

1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Ví dụ về từ đồng nghĩa:

+ bố-ba: đều chỉ người sinh thành ra mình

+ mẹ-má-mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình

+ chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống

+ siêng năng-chăm chỉ-cần cù

+ lười biếng-lười nhác-biếng nhác

2. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.

Ví dụ:

+ Cao-thấp

+ Béo-gầy

+ Giàu-nghèo

+ Chăm chỉ-lười biếng

+ Mặn-nhạt

+ giỏi giang-kém cỏi

+ thuận lợi-Khó khăn

+ đoàn kết-chia rẽ

+ nhanh nhẹn-chậm chạp

+ sáng sủa-tối tăm

+ hiền lành-dữ tợn

+ nhỏ bé-to lớn

+ thật thà-dối trá

+ nông cạn-thâm sâu

+ cao thượng-hèn kém

+ vui vẻ-buồn bã

Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

- Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm (“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” )

3. Phân biệt từ đồng nghĩa, đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau.

Ví dụ về từ đồng âm:

Ví dụ 1:

- Mua miếng đất này sẽ mang lại nhiều lợi ích đấy => Lợi trong “lợi ích” là những điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó

- Bạn tôi bị viêm lợi nên phải đi khám bác sĩ. => Lợi trong “răng lợi” là phần thịt bao quanh chân răng.

4. Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc.

Ví dụ: Từ ăn

+ Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống

+ Ăn cưới: đi tham dự lễ cưới và ăn uống nhân dịp lễ cưới

+ Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh

+ Ăn khách: “bộ phim ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một tác phẩm nào đó.

5. Phân loại các từ đồng nghĩa

Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái – tức là những ý nghĩa thuộc hệ thống ngữ nghĩa của từ vựng – có thể phân chia các từ đồng nghĩa thành:

5.1. Từ đồng nghĩa tuyệt đối

Đó là những từ đồng nghĩa nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái, chỉ khác ở phạm vi sử dụng (địa phương hay toàn quốc, trong các tiếng xã hội hay trong ngôn ngữ toàn dân,…), về kết cấu cú pháp,…

Ví dụ:

máy bay

phi cơ, tàu bay

xe lửa

xe hỏa, tàu hỏa, tàu lửa

vùng trời

không phận

dòng biển

hải lưu

chó biển

hải cẩu

súng máy

liên thanh

lợn

heo

vừng

xa

ngái

thấy

chộ

có mang, có thai, có chửa

bỏ mạng, bỏ xác, mất mạng

ối, vô khối, vô thiên, vô thiên lủng

phương diện — mặt

sử dụng — dùng

ngôn ngữ — tiếng (nói)

miễn là — với điều kiện là

5.2. Từ đồng nghĩa sắc thái

Đây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay ít ngay trong các thành phần ý của chúng. Tất cả các từ đồng nghĩa dẫn trong các ví dụ minh hoạ cho sự phân hoá các trường thành các nhóm đồng nghĩa đều nằm trong hiện tượng này. Chúng có thể khác nhau về sắc thái biểu thái.

Dưới đây là những ví dụ về các từ có sắc thái biểu thái khác nhau. Trong mỗi nhóm, các từ được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, cố gắng phản ánh các mức độ biểu thái tích cực (thân mật, tôn trọng, quý mến) đến tiêu cực (khách sáo, khinh thường, căm ghét) qua các từ trung hòa về biểu thái.

– hi sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời mất, đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng, toi xác, mất mạng, ngoẻo, ăn đất, ngủ với giun,…

– trình, bẩm,, trình bày, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi, múa miệng, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán,…

– lập luận, lí luận, lí lẽ, lời lẽ, luận điệu, giọng điệu, giọng lưỡi, miệng lưỡi, mồm mép,…

– thấp kém, tồi, tồi tệ, xấu, đê hèn, hèn hạ; ti tiện, bỉ ổi, thối tha,…

– dự kiến, dự định, ý định, kế hoạch, mưu, mưu mô, mưu đồ, mưu toan, âm mưu, tim đen,…

– kiên cường, ngoan cường, ngoan cố, liều mạng,…

– trinh sát, tình báo, quân báo, gián điệp, mật vụ, đặc vụ, thấm báo, chỉ điểm, mật thám,…

– điều tra, theo dõi, dò, dò xét, đánh hơi,…

5.3. Đồng nghĩa biểu niệm

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào đó. Như đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thường khác nhau về ý nghĩa biểu vật.

Một vấn đề rất lớn là làm thế nào để phân biệt được những sự đối lập về nghĩa trong các từ đồng nghĩa này. Nếu đã dựa vào các trường nghĩa để xác định các hiện tượng đồng nghĩa thì có thể đưa ra được những gợi ý bước đầu như sau:

a) Để phân biệt được các từ đồng nghĩa biểu niệm, trước hết phải đặt cho đúng các từ vào các trường (hoặc trường nhỏ, hoặc nhóm nghĩa trong trường nhỏ) thích đáng. Các cấu trúc biểu niệm chung cho trường hay cho nhóm nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy được sự khác nhau căn bản giữa hai từ.

Ví dụ: Với các cấu trúc biểu niệm “tính chất của trí tuệ”, “tính chất của vẻ bề ngoài biểu hiện tính chất, trạng thái… tâm lí”, chúng ta có thể thấy ngay được sự khác nhau giữa sáng suối và sáng sủa. Sáng suốt là từ thuộc trường thứ nhất (con người sáng suốt, đường lối sáng suốt), sáng sủa là từ ở trường thứ hai và thứ ba: căn phòng sáng sủa, gương mặt sáng sủa (còn trường hợp câu văn sáng sủa là một ẩn dụ từ nghĩa sáng sủa hoặc trường thứ hai).

Cũng nhờ các trường mà có khi chúng ta tránh được lầm lẫn, cho là từ đồng nghĩa những trường hợp thực sự không đồng nghĩa. Chậm chạp và muộn, muộn màng mới thoạt nhìn thì có vẻ là đồng nghĩa. Thực ra, chậm chạp là một từ láy với hình vị gốc chậm. Hình vị này có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất chỉ tương quan so với một thời hạn đã định. Nghĩa thứ hai chỉ đặc tính của hoạt động tiến hành trong một thời gian lớn hơn thời gian bình thường. Với nghĩa thứ nhất chậm tương đương với muộn, muộn màng. Với nghĩa thứ hai, chúng không đồng nghĩa nữa.

Từ chậm chạp do phép láy, đã hạn chế ý nghĩa của chậm, chỉ mang ý nghĩa thứ hai của chậm, chứ không mang ý nghĩa thứ nhất. Do đó chậm chạp không đồng nghĩa với muộn, muộn màng mà đồng nghĩa với thong thả từ từ, đủng đỉnh…

b) Sau khi đã đặt được các từ vào trong trường, cần xác định cấu trúc biểu niệm chung cho chúng.

Dựa vào cấu trúc biểu niệm chung, tiếp tục nhận ra những nét nghĩa riêng.

Những nét nghĩa riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nét nghĩa cụ thể nào đó.

Ví dụ: mang, khiêng, vác khác nhau ở chỗ, trong từ mang không có nét nghĩa hạn chế bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động. Trái lại, khiêng cũng là “mang” nhưng “với sự cộng tác của người khác”, “với hai tay đặt vào vật và nhấc nó khỏi mặt đất”. Còn vác là “mang” bằng cách đặt lên vai và vật thường “nặng”.

Những nét nghĩa riêng có thể là sự đối lập giữa nét bao trùm (nét chỉ loại lớn) và các nét cụ thể.

Như cho khác tặng, ban, phát, cấp, biếu,… ở chỗ cho là khái quát còn các từ kia chỉ những “cách cho cụ thể khác nhau”. Cũng như vậy, ngắn thì chung, còn cũn cơn, cộc, tun ngủn là những dạng khác nhau, là những biểu hiện ở những sự vật khác nhau của tính chất “ngắn”.

Những nét nghĩa riêng có thể là kết quả của sự phân hoá một nét nghĩa chung.

Ví dụ: Các từ sau đây có chung nét nghĩa “mức độ”, song mỗi từ biểu thị một mức nhất định: rộng, bao la, bát ngát, mênh mông,… Các từ sau đây có chung nét nghĩa “cường độ”, song mỗi từ chỉ những cường độ mạnh, yếu khác nhau: chạy, lao, lồng, tế..; rung, lay, lắc…; làn, luồng…; cơn, trận…

Có khi tính khách quan hay tính chủ quan cũng tạo nên những nét riêng cho các từ đồng nghĩa.

Lạnh và rét cùng chỉ “tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu đựng bình thường của con người”. Nhưng, lanh như là tính khách quan: nước lạnh, mảnh sắt: mảnh đồng,… lạnh, còn rét là “cảm thụ chủ quan của con người”. Cho nên không nói nước rét, mảnh sắt, mảnh đồng,… rét,… Những từ sau đây cũng có sự đối lập tương tự:

lạnh – rét, lạnh lẽo, lạnh lùng, giá buốt,…

vắng – vắng vẻ, vắng teo, vắng ngắt, hiu quạnh, hiu hắt, cô liêu,…

c) Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.

Trước hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của các hình vị. Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa của hình vị cấu tạo có góp phần phân biệt ý nghĩa của từ này với ý nghĩa của từ kia.

Ví dụ: ba từ gian xảo, gian hiểm; gian ngoan khác nhau ở hình vị xảo, hiểm, ngoan. Ý nghĩa của chúng khác nhau như sau:

Gian xảo: gian và khôn khéo, có nhiều mánh khóe che giấu, lừa bịp sự gian của mình.

Gian hiểm: gian và ác, có những mưu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những để kiếm lợi cho mình mà còn để hại người.

Gian ngoan: gian và bướng bỉnh, ngoan cố, khăng khăng không chịu nhận tội dù tội lỗi của mình ai cũng biết.

Tiếp đó là ý nghĩa của từng kiểu, ví dụ ý nghĩa phi cá thể hóa của các kiểu láy gốc danh từ kèm theo thái độ sẽ là chỗ dựa chung để chúng ta phân biệt các cặp đồng nghĩa:

người – người ngợm/ngựa – ngựa nghẽo / máu – máu me /da- da dẻ,…

Những từ đồng nghĩa thường được hiểu đơn giản là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần gũi nhau. Tuy nhiên, những trích dẫn trên đây lại cho thấy sự giống nhau hay gần gũi nhau về nghĩa của các từ đồng nghĩa là rất đa dạng: có đồng nghĩa về biểu vật, có đồng nghĩa về biểu niệm, có đồng nghĩa sắc thái,…

Ở một mức độ khái quát, có thể phân biệt hai loại từ đồng nghĩa là đồng nghĩa hoàn toàn (hay đồng nghĩa tuyệt đối) và đồng nghĩa không hoàn toàn.

Những từ đồng nghĩa sẽ cùng nhau tạo thành nhóm đồng nghĩa, cần lưu ý là một từ đa nghĩa có thể tham gia đồng thời vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Có bao nhiêu loại từ đồng nghĩa? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 14/06/22
    • Bắp
      Bắp

      tuyệt vời

      Thích Phản hồi 14/06/22
      • Gấu Bắc Cực
        Gấu Bắc Cực

        hay quá đi

        Thích Phản hồi 14/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

        Xem thêm