Từ ghép với từ Nghĩ

Từ ghép với từ Nghĩ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Từ ghép với từ Nghĩ

Trả lời:

Suy nghĩ, nghĩ ngợi

1. Khái niệm về từ ghép

Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Ví dụ: bàn ghế, sách vở, thầy cô, ông nội, ba mẹ, bà ngoại…

2. So sánh từ ghép và từ láy

*Khác nhau:

-Từ ghép: Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập.

- Từ láy: Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc.

*Giống nhau:

-Đều phải có từ 2 tiếng trở lên.

3. Nhận biết từ ghép, từ láy

Tiếng Việt vốn nổi tiếng phong phú và phức tạp. Tiếng Việt cũng có một loại từ nữa đó là từ ghép, khá giống với từ láy. Và để phân biệt từ láy và từ ghép thì không phải ai cũng làm được, có một vài cách giúp chúng ta phân biệt được hai loại từ này mà bạn có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành. Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm. ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

4. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất ba từ ghép

Đoạn mẫu 1

Vậy là kì nghỉ hè đã đến và chúng tôi tạm xa mái trường yêu dấu. Cánh cổng trường khép lại. Chiếc trống trường cũng nằm đó lặng im, nghỉ ngơi sau một năm học đầy bận rộn. Cây bàng tỏa bóng râm mát, phủ kín sân trường. Những hành lang, lớp học ngày thường rộn rã giờ cũng yên tĩnh đến lạ.

Đoạn mẫu 2

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ ghép với từ Nghĩ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.

Đánh giá bài viết
1 11
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươu Con
    Hươu Con

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 21/06/22
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      😄😄😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 21/06/22
      • Khang Anh
        Khang Anh

        🙃🙃🙃🙃🙃🙃🙃🙃

        Thích Phản hồi 21/06/22

        Tiếng Việt lớp 5

        Xem thêm