Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Luyện tập tả người: Tả hoạt động trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người (tả hoạt động) là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 trang 152 cho các em học sinh tham khảo, luyện tập cách lập dàn ý và hoàn thiện bài văn miêu tả hoạt động của người.

Câu 1 trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Trả lời:

>> Tham khảo các dàn ý chi tiết tại đây: Lập dàn ý bài văn tả hoạt động của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi

Dàn ý tả em bé Mẫu 1

1. Mở bài: Giới thiệu định tả, tên gì, có mối quan hệ với em như thế nào

2. Thân bài:

  • Môi đỏ chót, má thơm mùi sữa, mắt đen láy, tóc tơ mềm mại.
  • Lẫm chẫm đi, có lúc lại bò.
  • Miệng bi bô, răng trắng nõn, đã biết gọi ông, bà…
  • Cười tít mắt khi nghe hỏi.
  • Đòi mẹ, đòi cô cho đi chơi.

3. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ về bé.
  • Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

Dàn ý tả em bé Mẫu 2

1. Mở bài: Giới thiệu em bé muốn tả (Bao nhiêu tháng tuổi? - độ mười lăm tháng tuổi; trai hay gái? Tên gì?).

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

  • Hình dáng: bụ bẫm, tay chân tròn trịa.
  • Khuôn mặt: bầu bĩnh, hai má hồng hào, mắt đen, sáng long lanh. Môi đỏ mọng rất xinh xắn.
  • Phục sức: bé mặc một chiếc áo thun thể thao hai màu xanh trắng, quần soóc liền thân có dây đeo màu đỏ, ngực áo ghim khăn tay.

b. Tả hoạt động:

  • Bé đi chưa vững nhưng rất thích đi, thích được mẹ hay ai đó dắt tay từng bước một.
  • Bé bặm môi, cố gắng đi, có lúc bé đứng lại phồng miệng “làm mưa” rồi gọi bi bô “mẹ, mẹ”. Mỏi chân, bé ngồi phịch xuống nền nhà giơ hai tay đòi bế.
  • Khi đã đi được một đoạn, bé muốn đi một mình, không chịu ai dắt nữa, nhưng vì đi chưa vững nên bé đi được vài bước lại ngồi phịch xuống đất, toét miệng cười thật đáng yêu.
  • Mẹ em bế bé lên, hôn bé thật kêu rồi khích lệ cho bé tự đi một mình.

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với bé: cả nhà em ai cũng yêu bé, cưng bé và rất thích chơi với bé.
  • Để tập cho bé nhanh biết nói, em nói chuyện với bé rõ ràng, không nói ngọng để bé học nói đúng, rành mạch.

Dàn ý tả em bé Mẫu 3

1, Mở bài: Giới thiệu em bé định tả.

2, Thân bài

a) Tả bao quát

  • Em bé bao nhiêu tuổi?
  • Em bé là bé trai hay bé gái?
  • Tên em bé là gì?

b) Tả chi tiết

- Ngoại hình:

  • Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.
  • Đôi mắt: long lanh, to tròn.
  • Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.
  • Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.

- Tính tình:

  • Bé rất hay cười.
  • Em rất ngoan, ai bế cũng được.
  • Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.
  • Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.
  • Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.

- Hoạt động:

  • Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”
  • Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.
  • Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.
  • Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.
  • Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.

- Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé: Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.

3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bé.

Câu 2 trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

Trả lời:

>> Tham khảo các đoạn văn hay tại đây: Viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé lớp 5

Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé Mẫu 1

Bé Bo đang trong độ tuổi tập đi. Đôi chân mới tập đi chập chững đi tới đi lui trong nhà. Bo tuy chưa đi vững nhưng em rất thích thú mỗi đi được bước đi trên sân. Cứ mỗi buổi chiều đến, Bo đều đi loanh quanh trong sân chờ đón mọi người về. Vừa bước vào đến cổng, em đã thấy một cậu bé vừa cười vừa lon ton chạy đến bên mình. Khi chạy đến bên em, Bo có vấp ngã một lần. Em lăn ra đất có vẻ rất đau nhưng lại không khóc và tiếp tục đứng lên đi từng bước, từng bước chập chững nhào vào lòng em.

Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé Mẫu 2

Bé Huệ chập chững tập đi. Ngã xuống lại đứng lên. Có lúc đi được vài bước lại nằm xuống bò trên nền gạch hoa. Có lúc bế con búp bê nằm ngủ. Yêu nhất là khi bé Huệ cười. Năm chiếc răng xinh xinh trắng nõn như bạch ngọc hiện ra trong cặp môi hồng, và đôi má lúm đồng tiền. Bé đã biết đùa với con miu, lúc nào cũng quanh quẩn bên canh. Có lúc bé xòe đôi bàn tay tí xíu tập múa, trông thật ngộ.

Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé Mẫu 3

Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé Mẫu 4

Tít nhà em rất thích tập đi. Mới hôm nào bé chỉ đứng tênh tênh được mấy giây rồi nắm chặt thành cũi. Thế mà bữa nay bé đã từ từ buông các ngón tay nhỏ nhắn để bước từng bước một. Thấy sắp ngã, bé liền ngồi phịch xuống ngay. Em được ba mẹ giao cho việc giữ Tít. Khi học bài xong, em thường trông Tít giúp mẹ. Thật là hồi hộ khi lần theo bé. Mỗi khi muốn giúp bé, y như rằng Tít đẩy em ra ngay. Nhà em có nhiều đồ chơi cho em bé, nào là xe hơi, máy bay, tàu hỏa.. Mỗi khi chơi xong, Tít biết cho đồ chơi vào thùng gọn gàng. Buổi sáng Tít ở nhà với ngoại, ngoại dạy bé đủ thứ. Tít chỉ mắt, mũi, chân, tay, miệng... thật chính xác. Tít còn biết đòi, biết kêu tên những thứ mình thích. Tít tập nói rất đáng yêu. Bé nhìn chăm chú vào miệng ngoại rồi bụm miệng nói: "Bà, bà, mẹ, mẹ". Nghe bé nói ngòng ngọng, cả nhà ai cũng tức cười. Cả gia đình em, ai cũng vui khi nghe Tít bi bô tập nói.

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có đáp án - Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 15

--------------------------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 5: Thầy thuốc như mẹ hiền

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
629
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nga Lê
    Nga Lê

    Hay 

    Thích Phản hồi 31/12/21
    • Tình Nguyễn Hữu
      Tình Nguyễn Hữu

      uk

      Thích Phản hồi 02/01/22
  • Tình Nguyễn Hữu
    Tình Nguyễn Hữu

    hay quá đi😍!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Thích Phản hồi 02/01/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 5 Sách Mới

    Xem thêm