Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 15 bao gồm chi tiết các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 5 tuần 15.

Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 15

A. CHÍNH TẢ:

Phân biệt tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã

Câu 1. Mỗi dòng ghi ba từ ngữ chứa các tiếng đã cho:

a. Các tiếng chứa âm đầu tr / ch

  • trả: ..............................................................................
  • chở: ...........................................................................
  • trân: ...........................................................................
  • chân: ...........................................................................
  • trị: ...........................................................................
  • chị: ...........................................................................

b. Các tiếng chứa thanh hỏi / thanh ngã

  • vẻ: ...........................................................................
  • vẽ: ...........................................................................
  • ngả: ...........................................................................
  • ngỡ: ...........................................................................
  • mỏ: ...........................................................................
  • mõ: ...........................................................................

Câu 2. Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Những tiếng có âm đầu tr hoặc ch:

........... (1) nương mỗi người một việc, người lớn đánh ........... (2) ra đồng. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. Mấy........... (3) bé tìm một ........... (4) ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy........... (5) khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom ........... (6) ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì........... (7) lưng mẹ. Lũ ........... (8) nhung nhăng ........... (9), sủa om cả rừng.

Theo Tô Hoài

b. Những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:

Sáng sớm trời quang ........... (1) ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội ........... (2) vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đờ nhường ........... (3) cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía ........... (4) đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy ........... (5) khơi, ai đã ném lên bốn năm ........... (6) mây hồng to tướng, lại ........... (7) xuyết thêm ít nét mây ........... (8) gà vút dài thanh ........... (9)

Theo Bùi Hiển

B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(1) Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc

Câu 1. Chia các từ sau thành 2 nhóm và ghi lại:

sung sướng, bất hạnh, may mắn, khốn khổ, cơ cực, cực khổ, toại nguyện, vô phúc, tốt phúc, vui lòng, mừng vui, tốt lành.

a. Từ đồng nghĩa với hạnh phúc

b. Từ trái nghĩa với hạnh phúc

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

..........................................................

Câu 2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng phúc với nghĩa là “điều may mắn, tốt lành” ?

a. Phúc ấm, phúc trình, phúc án, phúc tra, phúc phận
b. Phúc đức, phúc lợi, phúc hậu, phúc lộc, phúc trạch
c. Phúc tra, phúc tinh, phúc hậu, phúc đáp, phúc khảo
d. Vô phúc, phúc tinh, hạnh phúc, phúc hạch, phúc thẩm

Câu 3. Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:

a. Chị Hồng có gương mặt trông rất ..............

b. Bà em thường bảo người ta phải ăn ở tử tế để .............. lại cho con cháu.

c. Nhân dip năm mới, em chúc anh chị luôn được vui vẻ, khoẻ mạnh và ..............

Câu 4. Theo em, thế nào là người có hạnh phúc? Hãy viết 2-3 câu để trả lời.

(2): Tổng kết vốn từ

Câu 1. Tìm trong mỗi dãy từ sau một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại và giải thích lí do.

a. cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cụ, cố, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, cháu, chắt, chút, dượng, anh rể, chị dâu, cô giáo, anh họ, em họ

b. giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, tổ trưởng, tổng phụ trách, liên đội trưởng, chi đội trưởng, tổ trưởng dân phố

c. công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, ông nội, giáo viên, thuỷ thủ, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên

d. Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Khơ-mú, Giáy, Ba-na , Ê-đê, Gia-rai, kơ-nia, Xơ-đăng, Tà-ôi, Chăm, Khơ-me

Câu 2. Điền vào chỗ trống để có những thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ họ hàng.

a. Chị ................ em ................

b. Máu ................ ruột ................

c. Tay ................ ruột ................

d. Anh em như thể ................
Rách lành ................ dở hay ................

e. Một giọt ................ hơn ao ................

g. Khôn ngoan ................ người ngoài
Gà cùng một ................ chớ ................ đá nhau.

Câu 3. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ ngữ miêu tả khuôn mặt: trái xoan, vuông vức, bầu bầu, tròn trĩnh, trùng trục, thanh tú, đầy đặn, phúc hậu, vuông chữ điền, mặt lưỡi cày

b. Từ ngữ miêu tả làn da: trắng trẻo, ngăm đen, mịn màng, nhăn nheo, đen nhánh, hồng hào, bánh mật, nhẵn nhụi, căng bóng

c. Từ ngữ miêu tả đôi mắt: một mí, óng ả, đen láy, tròn xoe, hai mí, bồ câu, ti hí, lanh lợi

d. Từ ngữ miêu tả vóc người: vạm vỡ, sần sùi, thấp bé, gầy đét, lực lưỡng, dong dỏng, tầm thước

e. Từ ngữ miêu tả mái tóc: đen nhánh, ngăm ngăm, đen mượt, óng mượt, xơ xác, hoa râm, bạc phơ

C. TẬP LÀM VĂN

(1): Luyện tập tả người (tả hoạt động)

Câu 1. Đọc bài văn sau, gạch dưới những từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái của em bé đang đánh đàn:

Bé Hà Trang đang chăm chú tập đàn.

Trang ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai bàn chân vắt chéo vào nhau. Màu hồng của chiếc váy bộ đang mặc hình như ánh lên đôi má làm cho bé càng thêm xinh xắn. Những ngón tay nhỏ nhắn mềm mại khum khum tròn lại và gõ lên từng phím đàn. Những âm thanh lúc đầu còn vang lên chậm chạp, vụng về, thỉnh thoảng còn vấp váp. Sau khoảng năm, sáu lần tập đi tập lại, những ngón tay đã nhịp nhàng, điêu luyện.

Trang vừa đánh đàn vừa đung đưa người và đôi mắt mơ màng, say sưa thưởng thức bản nhạc của mình. Những âm thanh du dương vang lên, vẽ một bầu trời đêm đầy những ngôi sao lấp lánh như ru mọi người vào giấc ngủ yên lành. Bé nở một nụ cười rạng rỡ, đôi mắt long lanh.

Kết thúc bản nhạc, mẹ đứng lên ôm chầm lấy bé và thơm lên má bé một cái thật kêu.

Theo Hoàng Thu Hà

Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn:

a. (cầm, đặt, phủ, xúc, dùng, gõ, giữ, gạt)

Tả anh công nhân xây dựng đang làm việc:

Thoạt tiên anh ................ (1) dao xây ................ (2) một ít vữa ................ (3) đều lên hàng gạch trên cùng của bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái ................ (4) một viên gạch ................ (5) ngay ngắn lên chỗ vữa mới rải. Rồi một tay ................ (6) viên gạch, tay kia dùng dao xây ................ (7) nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh lấy dao ................ (8) những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch.

Theo Vũ Đại Hải

b. (đưa thoăn thoắt, bắt tay, khom khom, tưới, nâng, nheo, tìm, tóm, tỉa lá bắt sâu)

Tả người ông đang chăm sóc vườn cây:

Trong bộ pi-gia-ma cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông tôi chậm

rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng, ................ (1) cúi xuống, ông ................ (2) vào công việc của mình. Công việc ông yêu thích nhất là ................ (3) Tiếng kéo lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay ................ (4) chiếc kéo sắc bén, trông ông như một người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi ................ (5) lại, cố ................ (6) những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông................ (7) lấy nó. Gã sâu ấy có nguỵ trang khéo thế nào đi nữa vẫn không qua nổi mắt ông................. (8) chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng ................ (9) cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu.

Theo Ngô Phương Thảo

(2): Luyện tập tả người

Câu 1. Đọc bài văn sau, gạch dưới những từ ngữ miêu tả hoạt động của em bé đang tuổi tập nói tập đi:

Tu Ti nhà em vừa tròn một tuổi tuần trước. Đúng hôm sinh nhật, nó đứng dạy bước đi chập chững, chập choạng rồi ngã phịch xuống. Cả nhà vỗ tay ầm ĩ, mẹ sung sướng ôm Chầm lấy nó. Khoái chí, ,cô nàng cười để lộ mấy chiếc răng sữa trông ngộ ơi là ngộ. Được đà, Tu Ti lại đứng dạy. Mẹ lùi ra một chút và giơ tay đón bé, cả nhà vỗ tay cổ vũ: “Cố lên.! Cố lên! Cố lên!”. Bé nhấc chân bước một, hai, ba, bốn bước rồi lao vào lòng mẹ. Mẹ giơ cao bé lên, dụi dụi đầu vào bụng bé làm bé cười khanh khách hoà với tiếng đùa vui của cả nhà. Đúng là một kỉ niệm khó quên! Nhưng thích nhất vẫn là nghe bé tập nói với cái giọng non nớt đáng yêu vô cùng: “Bà, bà, măm, măm, mẹ, mẹ...”. Nó là con gái mà cũng nghịch lắm cơ, chuyên sà vào mâm cơm phá phách. Khi cả nhà ăn cơm, phải để cho nó một cái bát và một cái thìa để nó chọc, ngoáy và gõ loạn lên. Có lần, em đỡ bị nó xé toạc quyển truyện, sao nó nhanh thế, em chẳng kịp “chạy loạn” chỉ biết hét lên vì tiếc. Em có một “bí kíp”. Khi Tu Ti khóc, muốn nó nín, em liền bảo: “đi, đi”. Nó nín bặt, mắt sáng long lanh, chỉ vào cái mũ nói “i... i..”. Ôi, trông khuôn mặt nó lúc ấy buồn cười quá!

Lê Trường Linh

Câu 2. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có những đoạn văn tả hoạt động của thầy giáo Péc-bô-ni:

a) (đọc chính tả; đi vào giữa; một cách chăm chú; nhìn thấy; sờ trán; ôm đầu; hỏi)

Thầy Péc-bô-ni nhìn chúng tôi, những học trò mới, hết đứa này đến đứa khác ................... (1). Vừa ................... (2), thầy vừa bước xuống bục và ................... (3) các dãy bàn của chúng tôi.

Chợt ................... (4) một cậu mặt đỏ ửng và đày những nốt sưng nhỏ, thầy liền ngừng đọc, lấy hai tay ................... (5) cậu bé, ................... (6) cậu làm sao, rồi ................... (7) xem cậu có sốt không.

b) (nói; đặt tay lên vai; trở về chỗ; quay ngoắt lại; tiếp tục đọc nốt)

Trong giờ chính tả, ngay sau lưng thầy Péc-bô-ni một câu học trò đứng ngay lên trên ghế và bắt đầu múa như con rối. Thầy giáo cậu ta hoảng hốt vội ngồi xuống và cúi gầm mặt, chắc chắn thế nào cũng bị mắng một trận. Nhưng thầy Péc-bô-ni ................... cậu bé dại dột và “Đừng làm thế nữa nhé!” Chỉ thế thôi, Rồi thầy lại và bài chính tà.

Theo A-mi-xi

Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 15

Để xem toàn bộ phần đáp án chi tiết, mời các bạn tải file về máy

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có đáp án - Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 15

Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 15 Nâng cao

>> HS thử sức với đề nâng cao hơn tại đây Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Nâng cao - Tuần 15

—-------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chương trình mới

    Xem thêm